• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Đầu năm bàn chuyện xuất khẩu - Kỳ I: Những thách thức

Nguồn tin:  Báo An Giang, 25/02/2015
Ngày cập nhật: 27/2/2015

LTS: Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn gặp khó khăn, thị trường xuất khẩu gạo và cá tra dự báo còn đối mặt nhiều thách thức, làm gì để năm 2015 kim ngạch xuất khẩu 2 mặt hàng chủ lực của tỉnh đạt kế hoạch đề ra luôn là vấn đề được quan tâm.

Gạo gặp cạnh tranh

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu 2 sản phẩm chủ lực của tỉnh đạt 605 triệu USD. Trong đó, 16 doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo đã xuất được 540.000 tấn, tương đương 240 triệu USD (tăng 18,8% về lượng và 21% về kim ngạch). Thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất là Châu Á (Trung Quốc, Philippines…) và khu vực Châu Phi. Đối với những thị trường này, ở phân khúc gạo cấp thấp, các DN An Giang đang mất dần lợi thế bởi gặp phải sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác, như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan...

Cuối tháng 12-2014, để nâng cao khả năng cạnh tranh cho hạt gạo Việt Nam tại những thị trường trên, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã họp và thống nhất điều chỉnh giá sàn lần thứ 2 cho loại gạo 25% tấm (từ 380 USD xuống còn 360 USD/tấn). Đợt điều chỉnh giá lần này có hiệu lực từ ngày 12-1-2015. Đây là mức giảm lần thứ 2 kể từ tháng 11-2013. Như vậy, qua 2 lần giảm giá sàn để cạnh tranh, gạo 25% tấm của Việt Nam đã giảm thêm 50 USD/tấn. Qua diễn biến về giá tại 2 thị trường lớn của thế giới cho thấy, cuộc cạnh tranh ở phân khúc gạo cấp thấp đã đến hồi khốc liệt.

Các DN xuất khẩu gạo đóng hàng tại Cảng Mỹ Thới

Trong một diễn biến khác, tại Thái Lan, giá xuất khẩu gạo 5% tấm năm 2014 từ 370 - 445 USD/tấn (giảm 35 - 135 USD/tấn so năm 2013); loại 25% tấm phổ biến ở mức 350 - 400 USD/tấn (giảm 25 - 160 USD/tấn). Ở Việt Nam, giá xuất khẩu gạo 5% tấm phổ biến ở mức 370 - 465 USD/tấn (tăng 10 - 35 USD/tấn); loại 25% tấm phổ biến ở 360 - 410 USD/tấn (tăng 15 - 35 USD/tấn). Như vậy, giá chào bán gạo 5% tấm của Việt Nam trong năm 2014 luôn cao hơn gạo của Thái Lan. Trong khi năm 2013, giá gạo chào bán của Thái Lan đạt 405 - 570 USD/tấn, cao hơn nhiều so với mức 360 - 430 USD/tấn của Việt Nam. “Ngoài sự cạnh tranh về giá bán tại các thị trường nêu trên, xuất khẩu gạo ngày nay không còn “ngon ăn” như trước bởi điều kiện giao hàng mà các chủ hàng quy định. Cụ thể, các nhà nhập khẩu đã chuyển từ hình thức mua hàng giá FOB tại cảng TP. Hồ Chí Minh sang giá CIF tại cảng đến do nhà nhập khẩu chỉ định. Điều đó làm tăng trách nhiệm và độ rủi ro của người bán. Song, vì sự phát triển nên chúng ta cũng đành phải chấp nhận” – ông Phạm Hoàng Lâm, Giám đốc Công ty Cổ phần Hưng Lâm, chia sẻ.

Theo thông tin từ VFA, từ ngày 1-1 đến 12-2-2015, các DN Việt Nam đã xuất gạo sang các nước đạt 271.995 tấn, trong đó giá trị FOB hơn 122,3 triệu USD, giá trị CIF gần 123,3 triệu USD. Qua đó cho thấy, các nhà nhập khẩu đã chọn điều kiện mua hàng và giao hàng ngày càng khó hơn (từ FOB sang CIF). Điều này đồng nghĩa với nhận định, xuất khẩu gạo hết thời “ăn xổi ở thì”.

Thủy sản đối phó

Theo báo cáo của Cục Thống kê An Giang, năm 2014, các DN chế biến thủy sản của tỉnh đã xuất 156.000 tấn, tương đương 365 triệu USD (bằng 92% về lượng và 89% về giá trị so năm 2013). Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là fillet. Nếu so với tiềm năng và lợi thế sẵn có thì con số này còn quá khiêm tốn.

Thị trường xuất khẩu cá tra gặp khó

Lãnh đạo một doanh nghiệp thủy sản cho biết, xuất khẩu cá tra đang đứng trước nhiều thách thức mà ở đó, các rào cảng kỹ thuật được dựng lên từ phía các nước nhập khẩu rất đáng lo ngại. Cụ thể, ngày 7-1-2015, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) quyết định kết quả cuối cùng của kỳ rà soát hành chính lần thứ 10 (POR10) đối với sản phẩm cá tra Việt Nam xuất vào thị trường Mỹ. Theo đó, mức thuế mà các DN Việt Nam phải chịu là 0,97 USD/kg, tăng 0,36 USD/kg so với lần xem xét thứ 9 được đưa ra hồi tháng 7-2014 (0,58 USD/kg). Với mức thuế chống bán phá giá cao như hiện nay, lợi nhuận DN xuất khẩu cá tra giảm hẳn, mặt hàng fillet của các DN Việt Nam bị thu hẹp thị trường Hoa Kỳ. “Việt Nam ngày nay không còn chiếm ưu thế số 1 trong sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu bởi thị trường cá tra của thế giới đang xuất hiện nhiều nguồn cung từ các nước Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh…” – ông Doãn Tới, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, nhận định.

MINH HIỂN

Các tin mới:

27/2/2015
27/2/2015
27/2/2015
27/2/2015
27/2/2015
27/2/2015
27/2/2015
27/2/2015
27/2/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang