• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thanh Hóa: Những nông dân dám nghĩ, dám làm

Nguồn tin:  Báo Thanh Hóa, 23/12/2015
Ngày cập nhật: 24/12/2015

Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của gia đình anh Bùi Xuân Tùng, xã Xuân Hòa (Thọ Xuân - Thanh Hóa) cho lợi nhuận cao gấp gần 20 lần canh tác truyền thống.

Cách đây ít năm, vùng đất xã Lương Sơn (Thường Xuân - Thanh Hóa) nghèo khó bởi diện tích đất lúa ít, đồi hoang với cây dại chằng chịt. Tuy nhiên, tiềm năng đất đai ở đây lại vô cùng lớn mà chưa được nhiều người khai thác.

Nhận thấy đây chính là cơ hội lớn để phát triển cây mía nguyên liệu, anh Nguyễn Văn Binh, ở thôn Minh Ngọc đã không quản gian nan, đi đầu trong khai hoang phục hóa để trồng mía cho Nhà máy Đường Lam Sơn. Trong khi ngành mía đường liên tiếp gặp khó về đầu ra cũng như sự cạnh tranh từ đường ngoại, nhiều người trồng mía tỏ ra “nản lòng” hoặc chuyển sang trồng cây trồng khác thì anh Nguyễn Văn Binh vẫn quyết tâm duy trì và tìm cách thâm canh cây mía để làm “ngọt hóa” vùng đồi quê hương. Có bao nhiêu vốn liếng, anh gom góp mua hoặc thuê lại những triền đồi của bà con trong vùng để tạo thành vùng chuyên canh mía lớn. Khi đã thành công trong việc dồn đổi diện tích canh tác, anh tính đến chuyện đưa khoa học - kỹ thuật cũng như cơ giới hóa thay thế sức người, nâng cao hiệu quả trồng mía. Quá trình tìm tòi học hỏi cũng như chủ động đấu mối với Hiệp hội Mía đường Lam Sơn để được hỗ trợ kỹ thuật, anh liên tục du nhập các giống mía mới, năng suất cao từ Đài Loan để trồng thử nghiệm và nhân giống. Lấy ngắn nuôi dài, gia đình anh Binh đã mua sắm được máy làm đất công suất lớn để phục vụ cày bừa và làm dịch vụ cho bà con trong vùng. Năng suất cây mía dần được nâng cao, quy mô sản xuất được mở rộng tới 5 ha mía liền vùng nên kinh tế gia đình anh ngày càng trở nên khá giả.

Không có được điều kiện đất bằng và màu mỡ như ở nhiều nơi khác, song đồi mía trên triền dốc bao la của gia đình anh Binh lại luôn có năng suất thuộc tốp cao nhất của vùng nguyên liệu mía Lam Sơn. Những cây mía giống ngắn ngày QĐ 93 – 159 to như cổ tay, dự kiến chữ đường đạt hơn 12 ccs đã vào kỳ thu hoạch. Hạch toán chi phí cho vụ mía này, vợ chồng anh Binh cho biết: Nếu tính giá mía trung bình hơn 900.000 đồng/tấn, gia đình có thu nhập khoảng 450 triệu đồng, cho lợi nhuận gần 300 triệu đồng. Để nâng cao thu nhập, làm giàu trên mảnh đất quê hương, gia đình triển khai nuôi gà đồi bán thả rông dưới tán mía, cho thu nhập thêm hàng chục triệu đồng mỗi năm. Khu chuồng trại chăn nuôi tới 40 – 50 con lợn và gần chục trâu bò đã cung cấp nguồn phân chuồng để những đồi mía thêm tốt tươi mà giảm được chi phí bón phân hóa học. Cùng với thâm canh mía và chăn nuôi thì dịch vụ vận tải và làm đất đã mang lại tổng lợi nhuận hàng năm cho gia đình khoảng 500 triệu đồng.

Mạnh dạn đầu tư theo một hướng khác, gia đình anh Bùi Xuân Tùng, xã Xuân Hòa (Thọ Xuân) đã huy động và vay mượn tới 200 triệu đồng để xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao từ đầu năm 2014. Nói về quyết định được coi là táo bạo này, “ông chủ” của một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên ở Thanh Hóa tâm sự: “Xuất phát từ thực trạng làm nông nghiệp với con trâu đi trước, cái cày đi sau, hiệu quả thấp nên tôi phải tìm hướng đột phá. Sau khi đi tham quan các mô hình sản xuất của Viện Lương thực về, tôi tìm tòi các thông tin liên quan trên mạng để có chút kiến thức cơ bản rồi quyết định xây dựng mô hình”. Thuê người làm khung sắt, rồi đặt mua lưới để xây dựng khu nhà lưới 1.000m2, gia đình anh đã triển khai trồng 1.700 gốc dưa vàng kim hoàng hậu, cho thu nhập gần 2 tấn quả/vụ. Với giá bán trung bình 30.000 đồng/kg dưa, mỗi vụ dưa, gia đình anh thu nhập từ 55 đến 60 triệu đồng, trừ mọi chi phí vẫn có lãi 25 đến 30 triệu đồng/vụ. Ngoài trồng 2 vụ dưa, mỗi năm gia đình anh trồng thêm một vụ hoa vào 2 tháng giáp Tết Nguyên đán, cho lợi nhuận thêm khoảng 15 triệu đồng nữa, nâng tổng lợi nhuận của mô hình lên hơn 70 triệu đồng/năm, tương đương lợi nhuận hơn 700 triệu đồng/ha. So sánh với canh tác mía, anh Tùng cho biết: Trước đây cũng 1.000m2 đất ấy, mỗi năm thu hoạch được 10 tấn mía, trị giá 10 triệu đồng, sau khi trừ đi khoảng 6 triệu đồng cho các khoản chi phí, chỉ còn lãi 4 triệu đồng. Nay làm nông nghiệp công nghệ cao cho thu nhập cao gấp gần 20 lần trồng mía kiểu truyền thống.

Trong phong trào thi đua yêu nước của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tuyên dương hàng chục tấm gương nông dân điển hình. Tiêu biểu như gia đình anh Phạm Văn Hồ tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thạch Thành đã tích cực phát triển kinh tế gia đình theo mô hình nông - lâm kết hợp, trồng cây mắc ca, thanh long, cây dược liệu, nuôi hàng chục bò sinh sản... cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm. Gia đình chị Phạm Thị Hiền, công nhân trồng mía thuộc Công ty TNHH MTV Lam Sơn đã đi đầu trong thâm canh tăng năng suất mía đạt giá trị 80 triệu đồng/ha/năm. Gia đình anh Nguyễn Đăng Tám thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thanh Kỳ đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thâm canh rừng và 2 ha đất nông nghiệp, kết hợp chăn nuôi, cho doanh thu mỗi năm hơn 200 triệu đồng...

Không khó để tìm ra hàng trăm điển hình nông dân làm kinh tế giỏi trên địa bàn tỉnh. Mỗi người có một cách làm khác nhau, song họ cùng có điểm chung là dám nghĩ, dám làm, đi trước một bước trong đầu tư khoa học, công nghệ so với những nông dân khác trong vùng. Nông dân hoàn toàn có thể làm giàu trên chính đất nông nghiệp của mình nếu thay đổi tư duy và mạnh dạn đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Lê Đồng

Các tin mới:

24/12/2015
24/12/2015
24/12/2015
24/12/2015
24/12/2015
24/12/2015
24/12/2015
24/12/2015
24/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang