• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“May áo giáp” cho nông dân

Nguồn tin:  Kinh Tế Đô Thị, 14/12/2015
Ngày cập nhật: 15/12/2015

Bối cảnh hội nhập đòi hỏi người nông dân phải được trang bị nhiều kỹ năng để tự tin tham gia sân chơi khu vực và toàn cầu.

Song song với đó, việc thiết lập cơ chế bảo vệ thông qua các tổ chức liên kết được ví như chiếc “áo giáp” vững chắc giúp nông dân ổn định sản xuất.

“Áo giáp” phải đủ 3 lớp

Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay, một trong những vấn đề nóng nhất của ngành nông nghiệp là hội nhập, tái cơ cấu ngành và tổ chức lại sản xuất phù hợp với yêu cầu hội nhập. Sau sự kiện hoàn tất các vòng đàm phán của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), mới đây, Cộng đồng ASEAN (AC) cũng chính thức được tuyên bố hình thành, mở ra nhiều thời cơ cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Trong bối cảnh ấy, việc chuẩn bị tâm thế hội nhập cho người nông dân là chuyện đáng phải suy tính. Bởi lẽ, tập quán sản xuất nhỏ, tư tưởng tiểu nông đã ăn sâu cắm rễ trong một bộ phận không nhỏ nông dân Việt Nam.

Thăm mô hình trồng hoa lan công nghệ cao tại xã Bình Yên, huyện Thạch Thất. Ảnh: Quang Thiện

Ông Lê Đức Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong bối cảnh hiện nay, vấn đề trang bị lớp “áo giáp” bảo vệ quyền lợi cho người nông dân có vai trò rất quan trọng. Theo ông Thịnh, “áo giáp” đó phải có đủ 3 lớp có sự kết dính chặt chẽ với nhau. Thứ nhất là các liên hiệp, liên minh có chức năng bảo vệ quyền lợi cho nông hộ, cá nhân, trang trại, bảo vệ phương thức canh tác, truyền thống canh tác và thúc đẩy nông dân tiếp cận nghề. Hai là các tổ chức nghề nghiệp mang tính dẫn dắt, có thể là HTX, các nhóm tổ hợp tác hay các tổ chức tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp. Ba là các tổ chức tư vấn, thực thi chính sách phát triển trong sản xuất với chức năng hướng dẫn, tiếp cận, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp đồng thời tư vấn đào tạo cho nông dân.

Lớp áo thứ ba được ông Thịnh đề cập đến chính là một tổ chức như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Trong những năm qua, tổ chức này hoạt động khá hiệu quả và có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng DN trong nước. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đang thiếu hẳn phòng nông nghiệp để dẫn dắt nông dân tiếp cận chính sách, trong khi mô hình này đang rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thay vào đó, mô hình phổ biến nhất ở Việt Nam là HTX, song các HTX hầu như chưa thể đảm đương hết vai trò nặng nề này. “Vì sự thiếu hụt trên mà khi Nhà nước công bố chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân vẫn không tiếp cận được” - ông Thịnh cho hay.

Tăng sức đề kháng

Có thể nói, việc bàn đến câu chuyện "may áo giáp” để bảo vệ người nông dân trong bối cảnh hội nhập hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết và phù hợp với thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với lớp “áo giáp” vững chắc để bảo vệ đó, người nông dân cũng cần phải được tăng cường “sức khỏe” từ bên trong để tự tin hội nhập. Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị về vấn đề này, ông Thịnh cho hay, cần phải nâng cao năng lực chống đỡ cho nông dân thông qua đào tạo, tập huấn, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Có như vậy mới tăng cường “sức khỏe” cho kinh tế hộ gia đình nông thôn.

Phân tích sâu hơn về vấn đề này, bà Vũ Thị Quỳnh Hoa - đại diện Tổ chức Oxfam cho rằng, cần giúp nông dân có tư duy về thị trường bởi các quy định về thị trường sẽ liên tục thay đổi trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu rộng. Đồng thời hỗ trợ nông dân kỹ năng mềm để họ tự nhận biết được cơ hội cũng như rủi ro khi tham gia vào cuộc chơi hội nhập như AC, TPP… Ngoài ra, cần hỗ trợ cho nông dân kỹ năng thương thuyết để giúp họ "mặc vừa áo giáp”. “Đặc biệt, bản thân người nông dân cũng cần phát huy tính tự chủ trong lao động sản xuất. Nếu không chủ động ngay từ đầu thì khi "mặc áo giáp” vào, người nông dân sẽ cảm thấy chiếc áo quá rộng hoặc quá nặng” – bà Hoa chia sẻ.

Có thể nói, tư duy thị trường và kỹ năng mềm chính là những điểm yếu của đại đa số nông dân, làm cản trở quá trình đi lên nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp. Muốn đứng vững trong sân chơi hội nhập, chắc chắn bên cạnh sự bảo hộ của Nhà nước cũng như các tổ chức nghề nghiệp, người nông dân cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng sản xuất hiện đại.

Thiên Tú

Các tin mới:

15/12/2015
15/12/2015
15/12/2015
15/12/2015
15/12/2015
15/12/2015
15/12/2015
15/12/2015
15/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang