• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gặp người bắt “đất khó nở hoa”

Nguồn tin:  Báo Quảng Trị, 10/12/2015
Ngày cập nhật: 14/12/2015

“Hơn 20 năm về trước đứng trước cánh rừng hoang vu này, tôi đã tự hứa ngày nào chưa nên cơ nghiệp, ngày đó tôi chưa về”, ông Trần Đức Lãnh (sinh năm 1954) ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) tự tin nói với chúng tôi như vậy.

Ông Lãnh quê gốc ở xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh. Năm 1993 do hoàn cảnh khó khăn, ông cùng vợ con lên xã Cam Thành xây dựng kinh tế mới mang theo hy vọng sẽ sớm thoát cảnh đói nghèo, kinh tế gia đình được no đủ, cuộc sống tươi sáng hơn.

“Ngày đó, Cam Thành còn là nơi hoang vu hẻo lánh, ngoài vài mái nhà tranh thưa thớt và rừng núi thì chẳng có gì, cỏ tranh cao tới ngang mặt người. Đường ra trung tâm xã chỉ một lối mòn vừa đủ một người đi, rắn rết thú dữ rất nhiều...” kí ức về những tháng năm gian khó đến tận bây giờ vẫn còn in sâu trong những lời kể của ông.

Ông Lãnh trong vườn cao su của gia đình

Ông Lãnh nhớ lại: “Lúc mới lên vợ chồng khổ không sao nói cho hết, điện không có, nước thì đi gánh từng gánh dưới suối lên, thức ăn phải tự bươn chải như rau tự trồng, cá thì bắt ở suối, cả tháng trời không có miếng thịt mà ăn. Không có tiền nên phải vào rừng chặt củi về bán, một gánh củi bán được 5 ngàn đồng nhưng cũng không đủ trang trải. Đau ốm liên miên mà thuốc thang thì không có, trong khi đó trạm y tế thì xa xôi, đến được trạm y tế phải đi 15 cây số, người bình thường đi đã mệt rồi huống gì người bệnh. Bà con chúng tôi lên làm kinh tế mới ở Cam Thành khoảng chừng 20 hộ nhưng do khí hậu khắc nghiệt, những cơn sốt rét triền miên, chịu không nổi nên đa số bà con bỏ về quê hết. Riêng tôi cũng nhiều lần có ý định bỏ về nhưng nhìn cảnh các con không đủ ăn, nheo nhóc nên quyết tâm bám trụ. Đáng mừng là dần dà những khó khăn bước đầu cũng nhanh chóng qua đi”.

Giữa bạt ngàn rừng núi, trong tay chỉ có 4 con bò và 2 cái rựa, 2 cái cuốc nhưng hơn bao giờ hết, tâm niệm “thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn” lại một lần nữa thôi thúc vợ chồng ông. Bắt đầu bằng việc phát hoang rồi vào rừng đào cây choái đưa về trồng tiêu, cùng với việc chăm bẵm 4 con bò, thứ tài sản duy nhất mang lại niềm hy vọng cho hai vợ chồng lúc đó .

Rồi cũng đến lúc trời không phụ lòng người, những giọt mồ hôi mặn chát đổ xuống đất đai đã được đền đáp xứng đáng. Sau 3 năm cố gắng, vợ chồng ông có được 300 gốc tiêu cho thu hoạch, cây nào cây nấy trĩu hạt. Mỗi năm vườn tiêu cho từ 4,5 đến 5 tạ tiêu khô, trung bình mỗi mùa tiêu gia đình ông thu được 25 triệu đồng. Thấy trồng tiêu mang lại thu nhập khá, ông tiếp tục phát hoang, mở rộng diện tích đất trồng thêm tiêu cùng một số cây trồng ngắn ngày như sắn, khoai và rau màu. Ngoài ra ông còn trồng thêm một vườn ổi. Nhờ học hỏi kinh nghiệm và siêng năng làm việc, diện tích đất vườn nhà ông ngày một rộng hơn và các loại cây trồng đều cho năng suất cao. Đàn bò từ 4 con đã tăng lên 17 con. Cho đến thời điểm hiện tại đàn bò đã lên đến 30 con, trung bình mỗi năm đẻ từ 10 đến 12 con. Không dừng ở đó, năm 2005, ông thế chấp sổ đỏ vay 45 triệu đồng vốn ưu đãi dài hạn từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Cam Lộ để trồng cao su. Quần quật làm việc quên ngày quên đêm, sau 5 năm nỗ lực, vợ chồng ông có được 2 ha cao su đã cho thu hoạch. Lúc này, ông dời đàn bò vào trang trại cao su để tiện chăm sóc. Giai đoạn khai thác mủ, giá thành đang cao, trung bình mỗi tháng gia đình ông thu được 20 triệu đồng.Năm 2010, ông trồng thêm gần 150 gốc thanh long ruột trắng. Sau 1 năm thanh long bắt đầu cho quả. Mỗi năm thanh long cho 7 đến 8 tạ quả, giá thành 20 ngàn đồng/kg. Hiện nay gia đình ông còn trồng thêm cà phê, nuôi cá, trồng rau và một số loại cây ăn trái.

Nhờ cần cù, ham học hỏi, ông Trần Đức Lãnh đã có nguồn thu nhập mỗi năm sau khi trừ chi phí khoảng 300 triệu đồng.

HOÀNG YẾN

Các tin mới:

14/12/2015
14/12/2015
14/12/2015
14/12/2015
14/12/2015
14/12/2015
14/12/2015
14/12/2015
14/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang