• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Những triệu phú vùng cao

Nguồn tin:  Báo Ninh Bình, 20/02/2015
Ngày cập nhật: 22/2/2015

Từ những người nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm suốt tháng chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng nhờ ý chí, tinh thần dám nghĩ, dám làm mà họ đã biến những vùng đất khô cằn nở hoa, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình.

Ông Trần Minh Sơn bên cây táo sai trĩu quả.

Làm giàu từ cây ăn quả

Nằm giữa một vùng đồi hoang sơ thuộc Nông trường Đồng Giao có trang trại cây ăn quả ngút ngàn xanh với những hồng, chuối, ổi, táo, mít... cây nào cây đấy sai trĩu quả. Đó là tài sản của gia đình ông Trần Minh Sơn (ảnh), thôn 10, xã Phú Long, huyện Nho Quan, Ninh Bình. Từ trang trại này mỗi tháng ông Sơn thu về hàng chục triệu đồng tiền lãi.

Sinh ra tại miền quê Lý Nhân, Hà Nam, nhưng với ông Sơn mảnh đất Phú Long đã là quê hương thứ hai, bởi đây là nơi ghi dấu những biến cố thăng trầm nhất của cuộc đời ông. Ông Sơn bồi hồi nhớ lại: Năm 1994, có chút vốn liếng từ nghề làm long nhãn, ông bàn với vợ con rời quê để về đây đấu thầu 29 ha đất của Nông trường Đồng Giao làm trang trại. Lúc đó, vùng này còn hoang vu lắm, đất dốc, đồi cao thâm u. Máy cày, máy ủi không có, dân cư thưa thớt, lao động thì hiếm, cuộc sống vất vả, thiếu thốn đủ bề. Buổi đầu gian nan ấy, cả gia đình phải gồng sức bạt đồi, phát cỏ, dồn hết vốn liếng để cải tạo, rồi trỉa ngô trồng sắn, nuôi con gà, con lợn. Nhưng do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm chăm sóc và kiến thức khoa học kỹ thuật nên dù lao động vất vả nhưng thu vẫn không đủ bù chi, gia đình đành phải bán bớt đất đi, chỉ giữ lại được 6 ha. Gian nan, có lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc nhưng với khát vọng vượt qua nghèo khó cả gia đình lại gắng gượng. Năm 2011, qua nghiên cứu, tìm hiểu ông biết đến mô hình trồng chuối tiêu hồng rất hiệu quả, thế là ông khăn gói ra tận Hưng Yên để học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc loại cây này và mang về 700 cây giống trồng thử nghiệm. Những cây chuối tiêu hồng đầu tiên trên đất đồi rừng Nho Quan đã xanh tốt từng ngày. Kết quả, ngay trong năm đầu tiên gia đình đã thu lãi cả trăm triệu đồng từ chuối. Từ ít đến nhiều, năm tiếp theo ông mở rộng diện tích trồng chuối lên 2,4 ha với 6 nghìn cây và hiện tại diện tích trồng chuối tiêu hồng của gia đình ông đã lên tới 17 ha.

Không bằng lòng với những gì đã có, ông Sơn lại tìm hiểu thêm trên báo, đài, Internet về một số cây trồng mới có giá trị, phù hợp với chất đất của địa phương để đưa vào trồng. Hiện nay, ngoài cây trồng chủ đạo là chuối, trang trại của ông còn có nhiều loại cây ăn quả quý như: 400 cây hồng không hạt, 300 cây nhãn lồng muộn, 400 cây mít thái, 300 cây chanh đào, 2.000 cây ổi Đài Loan… tất cả đều đang bắt đầu cho thu hoạch. Bên cạnh đó, gia đình ông còn chăn nuôi bò, lợn, vịt đẻ, gà thả vườn, cá giống… Vùng đất đồi hoang hoá khi xưa nay đã đem về thu nhập cho gia đình ông mỗi năm từ 900 triệu - 1 tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Sơn còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 20 - 30 lao động, chưa kể lao động theo thời vụ với mức thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng.

Sau khi đi thăm vườn cây ăn quả, ông Sơn đưa chúng tôi vào nhà ở ngay lưng chừng đồi. Nhìn từ trên cao xuống, dưới cái nắng vàng rực rỡ, hanh hao của mùa đông, trang trại hiện lên đẹp như một bức tranh.

Triệu phú con nuôi đặc sản

Tận dụng lợi thế vùng đồi, ông Đinh Văn Chiến, thôn Sấm 2, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan đã tìm ra hướng phát triển kinh tế cho gia đình dựa vào các con nuôi đặc sản. Từ một hộ nghèo của xã đến nay gia đình ông đã vươn lên khá giả với thu nhập nửa tỷ đồng tiền lãi mỗi năm.

Ông Đinh Văn Chiến sinh năm 1964 trong một gia đình đông anh em. Cuộc sống nghèo khó đã ám ảnh ông suốt từ thời niên thiếu đến khi xây dựng gia đình, chính vì thế ông luôn trăn trở là làm sao để thoát khỏi cái đói, cái nghèo. Tình cờ một lần xem tivi, ông Chiến biết được mô hình nuôi các con đặc sản như lợn rừng, hươu… rất phù hợp với vùng đất đồi núi Cúc Phương, vốn đầu tư không lớn, hiệu quả kinh tế cao. Mọi băn khoăn như được tháo gỡ từ đây, ông quyết định vay vốn ngân hàng mua 4 cặp dê, 2 đôi lợn rừng và 1 đôi hươu về nuôi. Do đã nghiên cứu kỹ các tài liệu, sách hướng dẫn chăn nuôi cộng thêm những lần đi tham quan, học hỏi từ thực tế nên đàn vật nuôi của gia đình phát triển khỏe mạnh, sinh sản tốt. Sau 3 năm, ông đã phát triển lên được 40 con dê, 20 con lợn rừng và tiếp tục duy trì 1 cặp hươu, thu nhập bình quân 100 triệu đồng mỗi năm.

Theo ông Chiến, so với nuôi lợn, trâu hoặc bò thì nuôi các con đặc sản chi phí thấp hơn và nhanh sinh lợi hơn. Ví dụ như đối với con dê, thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ trong vòng từ 7 đến 12 tháng (lúc này dê đạt trọng lượng từ 30 – 35 kg/con). Trung bình một năm dê cái sinh 2 lứa, mỗi lứa từ 2 – 3 con, về chuồng trại không đòi hỏi diện tích lớn nên cũng không tốn kém gì. Dê là động vật nhai lại, ăn tạp vì thế thức ăn của chúng cũng rất đơn giản, gồm các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây mít, chuối, dâm bụt; phế phẩm nông nghiệp như rơm, ngọn mía, dây đậu, củ sắn, củ rong... mà đây đều là những thứ sẵn có. Ông cũng cho biết thêm: Hiện nay thị trường tiêu thụ thịt dê hay lợn rừng ở địa phương cũng như trong cả nước rất lớn, các thương lái tới tận nhà đặt mua với giá cao và ổn định.

Nhờ sự đầu tư đúng hướng mà đến nay gia đình ông đã trả hết nợ và thoát khỏi cái nghèo, ổn định cuộc sống, đồng thời có vốn để tái đầu tư sản xuất. Là người thức thời, hiện đại, ngoài chăn nuôi, ông Chiến còn trồng 5 ha rừng keo và 3 ha mía để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng. Đồng thời chuyển hướng sang kinh doanh vật tư nông nghiệp, mỗi năm cung ứng khoảng 50 tấn phân bón các loại cho bà con quanh vùng.

Hà Phương

Các tin mới:

22/2/2015
22/2/2015
22/2/2015
22/2/2015
22/2/2015
22/2/2015
22/2/2015
22/2/2015
22/2/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang