• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông nghiệp Đồng Tháp vươn mình trong thế kỷ mới

Nguồn tin:  Báo Đồng Tháp, 21/10/2015
Ngày cập nhật: 22/10/2015

Trong bối cảnh tình hình chung của nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng với quyết sách táo bạo cùng với sự đồng thuận, nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, nền nông nghiệp Đồng Tháp những năm đầu của thế kỷ XXI những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Ngành hàng xoài - triển vọng trong thu hút đầu tư nước ngoài ở Đồng Tháp

Giai đoạn năm 2011 - 2015, nền kinh tế chung được dự đoán có nhiều khó khăn, tác động lớn đến nền sản xuất non trẻ của Việt Nam, nhất là sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình đó, với đặc thù là tỉnh phát triển mạnh về nông nghiệp, năm 2014 Đồng Tháp mạnh dạn chọn “lối đi riêng” với việc đề xuất Chính phủ cho thực hiện thí điểm Đề án tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN) tại Đồng Tháp. Sau 2 năm triển khai thực hiện, bước đầu Đề án TCCNN tạo chuyển biến tích cực cho nền nông nghiệp Đất Sen hồng. Từ thực tế sản xuất, nhiều mô hình mới, sáng tạo xuất hiện, sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi mạnh mẽ chuyển từ “lượng” sang “chất”, bộ mặt nông thôn dần “thay da đổi thịt”.

Với việc lựa chọn 5 ngành hàng lợi thế của địa phương là: lúa gạo, cá tra, vịt, xoài, cây kiểng và việc hoàn thành 3 xứ mệnh chính là: hợp tác - liên kết - thị trường, Đề án TCCNN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 không những phát huy toàn vẹn những ưu thế về nông nghiệp của Đồng Tháp mà còn mang đến nhiều giải pháp “tháo gỡ” được những điểm nghẽn của nền nông nghiệp tỉnh trong những năm qua. Đây được xem là bước đi đột phá giúp nền nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp chuyển mình.

Có thể nói, thành công lớn nhất của nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua là việc thay đổi được tư duy sản xuất nhỏ lẻ, theo kiểu nông hộ của người nông dân sang kiểu sản xuất tập trung. Bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất với quy mô lớn, chất lượng, gắn kết với nhu cầu tiêu thụ của doanh nghiệp. Mô hình cánh đồng liên kết trên lúa được thực hiện hiệu quả ở nhiều địa phương. Tính đến tháng 8/2015, liên kết tiêu thụ lúa qua hợp đồng của tỉnh đạt 21.189/67.898ha cánh đồng liên kết, sản lượng tiêu thụ trên 137 ngàn tấn, tăng hơn 5 ngàn ha và sản lượng tăng gần 41.500 tấn so với năm 2014.

Thành công nổi bật từ mô hình này là tạo được mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, nông dân thông qua các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ, chuỗi sản xuất được thực hiện khép kín từ khâu cung ứng vật tư - tiêu thụ nông sản - chế biến và xuất khẩu. Mô hình không những mang lại giá trị tăng thêm cho người nông dân mà còn giúp doanh nghiệp ổn định được vùng nguyên liệu và chủ động hơn trong sản xuất. Bên cạnh cây lúa, mô hình này còn được nhân rộng sang các lĩnh vực nuôi trồng khác như: ớt, bắp non, dưa lê, xoài, nhãn, cá, tôm... mang lại kết quả thiết thực cho nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX).

Xác định doanh nghiệp chính là yếu tố dẫn dắt, đưa chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp đi đến thành công. Thời gian qua, Đồng Tháp vận dụng linh hoạt những chính sách của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và phù hợp với quy định pháp luật. Đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai và khoa học công nghệ để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Với những chính sách linh hoạt, chính quyền của Đồng Tháp không những làm tốt vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và người nông dân mà còn là “người bạn đồng hành” cùng doanh nghiệp giải quyết và tháo gỡ khó khăn.

Sản xuất hoa giống tại Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao

Chính nhờ sự “sẵn lòng” và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đến đầu tư. Thời gian qua, Đồng Tháp không những mời gọi được các doanh nghiệp trong nước mà nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực nông nghiệp ngoài nước về ký kết hợp tác đầu tư tại Đồng Tháp. Trong đó, có chương trình nghiên cứu, ứng dụng sản xuất hoa kiểng công nghệ cao với các doanh nghiệp Hà Lan; cơ hội hợp tác xuất khẩu xoài với tỉnh Ibaraki của Nhật Bản hay hợp tác công tư với Tập đoàn nông nghiệp và phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC) và Ngân hàng thế giới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp... Những chương trình hợp tác này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều chuyển biến tích cực và mạnh mẽ hơn cho nông nghiệp Đồng Tháp trong nhiệm kỳ tới.

Với mong muốn nâng cao vị thế đối với những sản phẩm nông nghiệp và giúp người nông dân tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển các mô hình sản xuất cây ăn trái theo hướng GAP, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nạc hóa, nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, sạch bệnh luôn được ngành nông nghiệp chú trọng đẩy mạnh.

Nhiệm kỳ qua, ngành nông nghiệp Đồng Tháp có những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Bên cạnh việc chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, trạm bơm, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất cũng là một trong những điểm nổi bật của thành tựu nông nghiệp tỉnh nhà. Hiện tại, thu hoạch lúa bằng máy đạt 99% diện tích sản xuất, tưới tiêu bằng bơm điện đạt 86% diện tích sản xuất. Điều này góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, tăng năng suất lao động, tạo diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

Ông Nguyễn Văn Công - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, thành tựu lớn của nền nông nghiệp tỉnh nhiệm kỳ qua là việc triển khai thực hiện Đề án TCCNN. Tín hiệu đáng mừng nhất là có được sự đồng thuận và thông suốt trong cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Trong nhiệm kỳ tới, trên cơ sở thành tựu của nhiệm kỳ 2011 – 2015 và kết quả 2 năm thực hiện Đề án TCCNN, ngành nông nghiệp Đồng Tháp sẽ tập trung nhiều giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện - hiện đại - bền vững. Trong đó sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nâng cao trình độ quản lý cho HTX, hướng phát triển các HTX đủ mạnh, phát triển đa dịch vụ... Ngoài ra, nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân, giảm lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng là một trong nhưng nhiệm vụ trong tâm ở nhiệm kỳ tới.

Với những nỗ lực trong nhiệm kỳ qua, giá trị tăng thêm của ngành trong 5 năm 2011 - 2015 ước tăng bình quân 4,28%/năm.

Mỹ Lý

Các tin mới:

22/10/2015
22/10/2015
22/10/2015
22/10/2015
22/10/2015
22/10/2015
22/10/2015
22/10/2015
22/10/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang