• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả mô hình đa canh

Nguồn tin:  Báo An Giang, 11/09/2015
Ngày cập nhật: 12/9/2015

Nhờ được tập huấn và dạy nghề, nông dân xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) tiếp cận và ứng dụng sản xuất theo hướng bền vững. Nhiều mô hình sản xuất được duy trì và phát triển mạnh, như: “2 vụ lúa + 1 vụ hoa màu”, “2 vụ hoa màu + 1 vụ lúa”, “vườn + cây kiểng + rau màu”, “cây kiểng + rau màu”…

Thúc đẩy chuyển đổi cây trồng

Mỹ Hòa Hưng có gần 6.000 hộ, với hơn 2/3 hộ sống bằng nông nghiệp và chuyên nghề trồng rẫy, làm vườn… Bà con trong xã trồng phần nhiều là rau dưa, từ bờ vườn, ven mương… cho đến sân nhà, với nhiều loại xen canh trên cùng diện tích. Nếu tính bình quân, mỗi công đạt 300kg/vụ (khoảng 3 tháng), sản lượng rau ở đây không phải nhỏ. Với trên 130 héc-ta đất trồng rẫy, mỗi ngày Mỹ Hòa Hưng cung ứng về chợ Long Xuyên cả chục tấn rau các loại, chi phối thị trường vùng Tứ giác Long Xuyên. Mô hình “trồng rau an toàn” cũng được nhân rộng và phát huy hiệu quả sản xuất.

Ở ấp Mỹ An 2, nông dân Huỳnh Ngọc Diện có 15 công đất (trồng rau màu 8 công và 7 công trồng lúa), nhờ được tập huấn kỹ thuật sản xuất do xã Mỹ Hòa Hưng và TP. Long Xuyên tổ chức, ông sản xuất lúa áp dụng đúng theo các quy trình “3 giảm – 3 tăng” và “1 phải – 5 giảm”, lợi nhuận tăng thêm từ 3 – 4 triệu đồng/héc-ta/vụ. Đối với việc trồng rau màu, ông Diện thử nghiệm nhiều loại, như: Rau cải, đậu bắp, cà, ớt… không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, lợi nhuận thu được trên 100 triệu đồng/năm. Đồng thời, ông Diện tạo việc làm cho 10 lao động, với mức thu nhập trung bình 100.000đ/người/ngày.

Việc trồng rau màu còn tăng thêm độ màu mỡ, đất không bị chai cứng và sử dụng nhiều vòng quay, tăng thu nhập gia đình. Nông dân Nguyễn Thanh Phong (ấp Mỹ Long 2), sau khi được tập huấn kỹ thuật trồng màu đã mạnh dạn trồng rau trên 3 công đất lúa kém hiệu quả và tăng dần lên 5 công, rồi tiến tới chuyển đổi hết diện tích 2 héc-ta đất theo mô hình “1 vụ lúa + 1 vụ màu”. Kết quả sản xuất năm 2013 - 2014 còn chứng minh, mỗi công đất áp dụng “2 vụ lúa + 1 vụ màu”, lợi nhuận nhiều hơn so với 2 vụ lúa hoặc 3 vụ lúa đơn thuần.

Phát huy hợp tác sản xuất

Được sự hỗ trợ của các ngành và các cấp, Mỹ Hòa Hưng thành lập được 4 câu lạc bộ hoa kiểng (hoa lan và cây kiểng), với 45 thành viên ban đầu. Đến nay, phát triển lên hơn 240 thành viên và quy tụ nhiều nghệ nhân, số lượng hoa kiểng trên 15.000 chậu kiểng, bonsai và nhiều loại khác. Nghệ nhân trong xã luôn phát huy tiềm năng nuôi trồng, cấy ghép và mua bán nhiều loại sản phẩm. Với diện tích đất khiêm tốn, nông dân Mỹ Hòa Hưng tận dụng bờ ruộng, sân vườn, đất trống quanh nhà… trồng vạn thọ, hoa cúc, hoa hồng, hướng dương… bán vào các dịp rằm, lễ và Tết.

Theo anh Hồ An Ghem (ấp Mỹ An 2), học cách ứng dụng “sản xuất đa canh”, mỗi năm anh Trần Văn Tầm (ấp Mỹ An 2) tung ra thị trường khoảng 3.500 cây mai, giá từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/cây. “Đó là chưa kể nguồn lợi phụ thu thêm từ việc trồng rau dưới tán xoài, thu hoạch cá nuôi trong mương vườn” – anh Ghem kể. Đây là mô hình giảm nghèo và vươn lên làm giàu có hiệu quả ở Mỹ Hòa Hưng, vừa chứng tỏ lợi thế cù lao Ông Hổ và tiềm năng đối với mô hình “sản xuất đa canh”. Các hộ Trần Văn Thanh, Trần Văn Hùng, Huỳnh Thế Truyền… ở khu vực chùa Ông Hổ cũng đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Triển khai mô hình “Du lịch nông nghiệp” giai đoạn II, Tổ hợp tác Du lịch nông dân Mỹ An 2 cũng được thành lập. Anh Tôn Thất Đính (thành viên tổ hợp tác) cho biết, khách tham quan ngày càng đông, doanh thu hàng tháng từ 15 – 20 triệu đồng, tạo việc làm cho lao động nông thôn, với mức thu nhập từ 1,8 – 2,5 triệu đồng/người/tháng. “Đây còn là dịp quảng bá, giới thiệu với du khách về đất nước và con người cù lao Ông Hổ” – anh Đính tự tin. Những sản phẩm cây trái, rau màu, phong cảnh sông nước hữu tình… đã thu hút du khách gần xa, trong đó có nhiều đoàn khách quốc tế đi theo tour.

“Năm 2015, toàn xã có 514 héc-ta đất nền lúa được nông dân trồng mè, năng suất đạt 1,4 tấn/héc-ta. Mô hình “đa canh” tiếp tục phát huy, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích và sản xuất theo hướng bền vững” – anh Trần Anh Châu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng, cho biết.

MỸ ÁI – TRỌNG ÂN

Các tin mới:

12/9/2015
12/9/2015
12/9/2015
12/9/2015
12/9/2015
12/9/2015
12/9/2015
12/9/2015
12/9/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang