• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Nông dân tính chuyện làm ăn

Nguồn tin:  Báo An Giang, 10/02/2015
Ngày cập nhật: 11/2/2015

Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu xen canh, chuyên canh, kết hợp dịch vụ… trở thành vấn đề được nông dân quan tâm, với xu hướng ứng dụng nhiều mô hình tiên tiến khác nhau. Ngay cả lĩnh vực mua bán, người ta cũng nghĩ tới việc liên kết và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng.

Sản xuất dựa vào điều kiện thực tế

Nông dân Chau Sát (ấp Trung An, xã Lê Trì, Tri Tôn - An Giang) canh tác 40 công (tầm cắt) lúa 2 vụ, trở thành trường hợp hiếm thấy trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. Ông chịu khó tiếp cận khoa học - kỹ thuật, ứng dụng các biện pháp canh tác để đạt năng suất và chất lượng tốt.

Ngoài ra, ông còn sắm chiếc máy kéo để vừa phục vụ ruộng nhà, vừa làm mướn kiếm thêm mỗi vụ từ 25 – 30 triệu đồng. Bạn nhà nông gọi đây là mô hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp, mà ông Chau Sát khéo nghĩ ra để tăng thêm thu nhập cho gia đình và giảm được chi phí vận chuyển ngày mùa thu hoạch lúa.

Giới thiệu cây dược liệu Bảy Núi

Điều ông Chau Sát ưng bụng nhất là việc nuôi bò giống của chương trình Heife do Đại học Cần Thơ chuyển giao theo hình thức nuôi rẻ. “Lúc tui còn khó khăn cũng nhờ chương trình này nên lấy công làm lời, có thêm thu nhập” – ông cho biết. Dự tính, ông tăng số lượng lên 10 con sinh sản, sẵn sàng đưa con giống, ăn chia từng năm.

Còn nông dân Chau Chhiêng (ấp Chơn Kô, xã An Cư, Tịnh Biên) khoe, gia đình nuôi được 5 con bò giống lai Sind, sử dụng vỏ và thân cây bắp làm thức ăn rất hiệu quả, khắc phục tình trạng thiếu đồng cỏ ở miền núi và giữa mùa khô hạn hiện nay.

Ông Chau Chhiêng cho biết, gia đình 5 công đất lung thuộc Trạm bơm điện 3 - 2, sản xuất lúa được 3 vụ/năm; còn 5 đất gò khu vực phum Cô Đơn thì trồng bắp, bí đỏ và 1 vụ lúa ngắn ngày hứng nước mưa. Ông nhẩm tính, đất gò chuyển sang trồng rau màu lợi nhuận gấp nhiều lần, chẳng hạn như cây bắp cho lợi nhuận gấp 3 lần và cây bí đỏ cũng lợi nhuận gấp 2 lần sản xuất lúa. “Dựa vào điều kiện thực tế mình sản xuất, đằng nào có lợi thì cứ mần, đừng để đất bỏ trống thôi” – ông Chau Chhiêng nói.

Phát triển nông nghiệp bền vững

Vụ đông xuân năm nay, nông dân các địa phương: Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn, Long Xuyên sản xuất được trên 21 héc-ta lúa Nhật làm giống và trên 1.100 héc-ta lúa Nhật thương phẩm, do Công ty TNHH Angimex – Kiotku tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng. Địa bàn Long Xuyên vẫn duy trì được thế mạnh, trong đó có Tổ hợp tác sản xuất lúa Nhật phường Mỹ Hòa tiếp tục hoạt động tốt.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Long Xuyên Võ Văn Nghĩa cho hay, mô hình này làm ăn hiệu quả nhiều năm liền nên được các ngành, các cấp đánh giá rất cao, đây là điển hình tiêu biểu trong việc thực hiện dự án trồng lúa Nhật ở ngoại thành Long Xuyên.

Trên địa bàn huyện Phú Tân xây dựng được 55 tổ hợp tác sản xuất và 18 hợp tác xã nông nghiệp, tổng cộng hơn 2.500 nông dân và xã viên góp vốn cổ phần trên 10,3 tỷ đồng, diện tích phục vụ 14.423 héc-ta đất. Theo ông Nguyễn Hoàng Thạnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện, những mô hình này đã giúp cho việc điều hành tổ chức sản xuất theo đúng lịch thời vụ, góp phần giảm được giá thành dịch vụ và giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động. “Đây còn là địa chỉ tổ chức các cuộc hội thảo, dạy nghề, trình diễn kỹ thuật trên cây trồng và vật nuôi” – ông Thạnh nói.

Nhắc đến phong trào trồng cây ăn trái ở Tịnh Biên, người ta nghĩ ngay tới Tổ hợp tác làm vườn xã An Phú, bởi các thành viên biết tận dụng vùng đồi núi để tạo ra sản phẩm đặc thù, phục vụ du lịch tham quan trong khu vực. Ông Huỳnh Linh Hải, Tổ trưởng cho hay, hoạt động không chỉ chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật canh tác, mà còn hỗ trợ lẫn nhau về vốn đầu tư theo từng thời vụ. Như vậy, công việc chăm sóc từng loại cây ăn trái không bị ngắt khoản, đảm bảo năng suất, lợi ích thu nhập chan hòa giữa các thành viên.

“Toàn tỉnh hiện có 847 tổ hợp tác sản xuất, có 20.842 thành viên với diện tích trên 57.000 héc-ta và góp vốn trên 25 tỷ đồng, đồng thời hình thành được 255 Câu lạc bộ Nông dân có 8.486 thành viên. Đây là những mô hình thu hút hội viên, nông dân tham gia làm ăn ngày càng đông”.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

11/2/2015
11/2/2015
11/2/2015
11/2/2015
11/2/2015
11/2/2015
11/2/2015
11/2/2015
11/2/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang