• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm ruộng trên đồi

Nguồn tin:  Báo Quảng Ngãi, 20/08/2015
Ngày cập nhật: 21/8/2015

Chưa thể sánh với ruộng bậc thang Tây Bắc, nhưng ở miền núi Quảng Ngãi bây giờ ruộng trên đồi cũng đã bén xanh quanh những triền đồi. Người dân có ruộng, có lúa đầy chòi. Khai hoang ruộng bậc thang từ đó đã trở thành “phong trào” thi đua của nông dân miền sơn cước.

Mỗi hec-ta ruộng khai hoang được hỗ trợ từ 10 – 15 triệu đồng là một động lực thúc đẩy nông dân khai phá, lập ruộng trên non. Cũng là vạt đồi ấy, xưa chỉ có hoa rừng đua sắc, nay lúa đơm bông mang no đủ về với những mái nhà sàn nơi đại ngàn.

Tự hào làm được… ruộng bậc thang!

Hoàng hôn nhạt xuyên qua tán rừng, đáp xuống mặt ruộng bậc thang nơi lưng chừng núi Ngát, thôn Đắk Trên, xã Sơn Dung (Sơn Tây) cứ loang loáng trải dài. Anh Đinh Văn Đơn – người dân trong thôn, cần mẫn be bờ, tháo nước vào 2 sào ruộng bậc thang gia đình mới khai hoang cách đây gần hai tháng. Cây lúa nước đầu tiên được cấy trong từng khoảnh ruộng của vợ chồng anh Đơn sắp vào thì con gái. Anh Đơn cho biết: “Mình tự hào lắm, vì tự đôi bàn tay này mà làm ra được ruộng bậc thang để cấy lúa nước. Giờ có ruộng rồi thì không phải đi phá rừng để trồng lúa rẫy nữa”.

Ruộng bậc thang do đồng bào Cor xã Trà Thanh (Tây Trà) khai hoang.

Quanh sườn đồi này, ngoài gia đình anh Đinh Văn Đơn còn có hộ anh Đinh Văn Bù, Đinh Văn Đùng, Đinh Văn Tái cùng thôn Đắk Trên cũng khai hoang được ruộng bậc thang. Anh Đinh Văn Bù bảo: “Nhà tự làm được mấy đám ruộng sạ khoảng 4 - 5 ang lúa giống. Còn nó rộng, dài bao nhiêu mét vuông thì chịu thôi!”. Thế nhưng anh nhớ rất rõ khi khai hoang những đám ruộng ấy gặp bao nhiêu tảng đá to, việc dẫn nước từ khe suối đầu nguồn về ruộng phải qua bao nhiêu ngọn đồi. Rồi cả chuyện bón phân, tháo nước cho lúa nữa.

Tiên phong trong phong trào “tự làm được ruộng” ở thôn Đắk Trên, xã Sơn Dung là trưởng thôn Đinh Văn Đách. Khi nghe huyện Sơn Tây có chủ trương động viên người dân tự khai hoang ruộng bậc thang để sản xuất lúa bền vững, anh Đách đã nhiều đêm suy nghĩ và quyết tâm làm trước để “làng nước theo sau”.

Anh Đách vác rựa mở đường đi tìm con suối đầu nguồn để dẫn nước về. Sau đó chọn quả đồi gần nhà để bạt xuống, di dời những tảng đá lớn đi nơi khác, san đất bằng phẳng và chia ra từng tầng nấc theo độ cao. Khi đã be bờ tạo nên những khoảnh ruộng, anh Đách mua ống dẫn nước từ suối đầu nguồn đến ruộng. Hiện nay anh Đách có diện tích ruộng sạ được 5 ang giống.

Anh Đách bảo: “Mỗi mùa thu hoạch hơn 20 bao lúa, gạo thừa ăn. Ruộng sạ lúa quanh năm, còn rẫy thì trồng lúa một vài vụ là phải bỏ đi phát đám rẫy khác. Người làng mình giờ ai cũng cố làm ruộng bậc thang để trồng lúa nước”.

Cú huých từ chính sách

Ở huyện Sơn Tây, từ khi triển khai thực hiện Chương trình 30a về giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện đã tích cực triển khai chính sách hỗ trợ khai hoang ruộng lúa nước từ nguồn vốn này. Mỗi héc-ta ruộng khai hoang, người dân được hỗ trợ 10 – 15 triệu đồng. Sau 6 năm đẩy mạnh chính sách hỗ trợ khai hoang ruộng lúa nước, hầu hết các xã trong huyện Sơn Tây đều tăng diện tích ruộng bậc thang.

Trong đó xã Sơn Dung khai hoang được gần 10ha ở hai cánh đồng là Bà Cầu và Ra Lăng. Xã Sơn Lập xa nhất huyện, người dân khai hoang được 4ha. Các xã Sơn Mùa, Sơn Tân, Sơn Tinh, Sơn Long… dù diện tích khai hoang không tập trung nhưng tính chung mỗi xã cũng khai hoang được khoảng 1ha/năm. Ông Nguyễn Văn Chuyển – Phó phòng Nông nghiệp huyện Sơn Tây cho rằng, diện tích có khả năng khai hoang làm ruộng bậc thang của Sơn Tây còn nhiều nhưng còn phụ thuộc vào nguồn nước dẫn về ruộng. Phải khảo sát kỹ, nơi nào có nước thì mới khai hoang làm ruộng, tránh tình trạng khai hoang rồi lại bỏ hoang.

Tại huyện Tây Trà – địa phương có diện tích ruộng lúa nước ít nhất tỉnh do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi. Thế nhưng bằng sự nỗ lực của chính quyền và người dân, Tây Trà đã mở rộng dần diện tích ruộng lúa nước nhờ chủ trương đẩy mạnh khai hoang ruộng bậc thang. Tại xã Trà Thanh – địa phương giáp ranh với tỉnh Quảng Nam, những năm trước, người dân Trà Thanh chỉ quen với phát rẫy trồng lúa, nhưng mấy năm gần đây được sự động viên của xã, người dân đã tận dụng con suối Cà Nhút gần đấy, khai hoang, đưa vào cấy sạ lúa nước. Bốn năm nay, cánh đồng này sản xuất mỗi năm 2 vụ, năng suất đạt gần 40 tạ/ha, cao gấp 5 lần so với lúa rẫy.

Về vùng cao Ba Lế (Ba Tơ), những cánh đồng bậc thang uốn quanh sườn đồi thoai thoải đã để lại nhiều dấu ấn đẹp về sự đổi mới này. Người dân sản xuất lúa nước rất chuyên nghiệp: Làm đất, cày ải, tháo nước, bón lót bằng phân chuồng trước khi gieo sạ. Nhà có ruộng lúa nước thừa gạo ăn đã thúc đẩy nhà kia cũng cố làm theo để có gạo. Dẫu cảnh làm ruộng vẫn “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, nhưng việc sản xuất lúa nước trên non đã ngày càng bền vững hơn nhờ vào khai hoang ruộng bậc thang.

THANH NHỊ

Các tin mới:

21/8/2015
21/8/2015
21/8/2015
21/8/2015
21/8/2015
21/8/2015
21/8/2015
21/8/2015
21/8/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang