• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Giảm nghèo từ nông nghiệp

Nguồn tin:  Báo An Giang, 17/08/2015
Ngày cập nhật: 18/8/2015

Thông qua mô hình trồng trọt và chăn nuôi, nhiều địa phương tổ chức tập huấn, dạy nghề và chuyển giao kỹ thuật, giúp người lao động tiếp cận và ứng dụng có hiệu quả, góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập ở nông thôn.

Đồng bào Khmer thu hoạch khoai lang

Dạy nghề đồng bào dân tộc

Thực hiện Đề án 25 của UBND tỉnh An Giang, các ngành, các cấp phối hợp tuyên truyền, phổ biến trên 7.500 tờ rơi tiếng Việt và Khmer về mục đích, ý nghĩa, các chính sách và chế độ hỗ trợ học nghề. Các huyện Châu Phú, Châu Thành, An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên... tổ chức trên 30 lớp, dạy hơn 870 lao động dân tộc thiểu số và có trên 52% số lao động có việc làm sau học nghề. Đây là những lao động sản xuất nông nghiệp. Mỗi lao động có thể nuôi từ 2 - 3 con bò, sau 8 tháng lãi từ 8 - 9 triệu đồng/con, bình quân thu nhập thêm 1 triệu đồng/con/tháng.

Hơn 500 lao động dân tộc thiểu số ở An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn... được học nghề trồng rau an toàn, tỷ lệ có việc làm đạt khoảng 64%. Nhờ được học nghề, giảm thiểu rủi ro và chi phí sản xuất, mỗi lao động trồng rau màu, thu nhập từ 1,8 – 2 triệu đồng/tháng. Riêng, Tịnh Biên dạy nghề dệt thổ cẩm cho trên 70 người, thu nhập tăng thêm từ 0,8 – 1,2 triệu đồng/người/tháng. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn... có trên 2.400 người được dạy nghề xây dựng dân dụng, trên 55% lao động có việc làm trong tỉnh và 25% lao động làm việc ngoài tỉnh, thu nhập 2,1 – 2,4 triệu đồng/người/tháng.

Dân số huyện An Phú hơn 180.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có hơn 8.000 người (chiếm 4,5%), phần lớn là đồng bào Chăm, sinh sống chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chài lưới, thủ công truyền thông và buôn bán nhỏ. Qua triển khai thực hiện đề án dạy nghề, nhiều mô hình phát huy hiệu quả. Chẳng hạn như mô hình nuôi lươn, dạy 55 lao động Chăm, hơn 75% có việc làm. Mỗi hộ nuôi từ 1 - 2 bể, sau 5 – 6 tháng khả năng lãi 3 – 4 triệu đồng/bể, người lao động thu nhập thêm 1 triệu đồng/tháng.

Học nghề theo nhu cầu

Từ chương trình khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư, các Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật và Hội Nông dân ở Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú... tăng cường nhiều cuộc tập huấn, xây dựng điểm trình diễn, hội thảo chuyển giao kỹ thuật trồng lúa, rau màu và chăn nuôi giúp người lao động có thêm kiến thức để ứng dụng ngày càng có hiệu quả. Theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tịnh Biên Lê Văn Hạnh, lớp dạy nghề nuôi bò được đồng bào Khmer tham gia nhiều nhất, có thể ứng dụng ngay sau khi học nghề, phù hợp với tập quán trong phum, sóc.

Thử nghiệm trồng nấm bào ngư

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tri Tôn Nguyễn Trung Hiếu cho rằng, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phát triển thì vai trò tiến bộ khoa học kỹ thuật trở nên quan trọng, góp phần cho người lao động nông thôn ứng dụng vào sản xuất và đời sống sinh hoạt. Nhiều mô hình sản xuất đa canh kết hợp, vườn đồi, vườn rừng... không chỉ có người Kinh thực hiện, mà đồng bào Khmer cũng ứng dụng hiệu quả. Qua đó, khai thác tiềm năng và lợi thế vùng đất, cải thiện thu nhập kinh tế gia đình và nâng cao thu nhập khu vực nông thôn, góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo, nhất là trên từng địa bàn phum, sóc.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Châu Văn Ly cho biết, thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các địa phương có một số mô hình, như: Sản xuất rau màu trong nhà lưới và sản xuất lúa theo phương pháp sinh học ở Chợ Mới, An Phú, Phú Tân, Long Xuyên, Châu Đốc... đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thúc đẩy hội viên, nông dân tham gia phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng và bền vững. Cũng theo ông Ly, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn luôn được sự phối hợp của các ngành, các cấp để đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Năm 2014, các cấp xét chọn 83.337 cá nhân và 238 tập thể giỏi, nâng tổng số toàn tỉnh hơn 1 triệu nông dân giỏi và trên 1.000 tập thể qua phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh. Đây là những nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng và giảm nghèo bền vững.

MAI HƯƠNG – MỸ ÁI

Các tin mới:

18/8/2015
18/8/2015
18/8/2015
18/8/2015
18/8/2015
18/8/2015
18/8/2015
18/8/2015
18/8/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang