• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vì sao xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2015 sụt giảm?: Ứng phó chưa linh hoạt

Nguồn tin:  Sài Gòn Giải Phóng, 07/08/2015
Ngày cập nhật: 10/8/2015

Trong nền kinh tế, tỷ lệ đóng góp GDP nông nghiệp nói chung giảm dần xuống là điều tích cực trong việc phát triển kinh tế của những đất nước hướng tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa như Việt Nam. Nhưng với việc “hụt hơi” những mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, cao su, tôm, cá... cho thấy có điều gì đó bất ổn.

“Rào cản” tỷ giá…

Bước vào năm 2015, một loạt khó khăn xuất hiện với mặt hàng thủy sản chủ lực. Ngay từ tháng 3, khi đồng USD tăng giá mạnh, đồng Euro và đồng Yên mất giá, Hiệp hội Chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam (VASEP) đã nhận định, sự biến động tỷ giá các đồng ngoại tệ này không chỉ làm xáo trộn hoạt động kinh tế thế giới mà tác động trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất khẩu thủy sản. Mỹ, Nhật Bản và EU là 3 thị trường xuất khẩu hàng đầu của các DN thủy sản. Vì vậy, sự biến động USD, euro và yên tạo áp lực, gây khó cho việc xuất khẩu thủy sản, do hơn 90% DN thủy sản dùng USD là đồng tiền thanh toán thương mại quốc tế các đơn hàng.

Trong khi tỷ giá USD/VND lúc đó vẫn không đổi thì tỷ giá các nước cạnh tranh trực tiếp được thả nổi. Hàng Việt đột nhiên giá cao hơn, khả năng cạnh tranh kém hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến đơn hàng và lợi nhuận các DN xuất khẩu. Chính sự phản ứng chậm trễ trong chính sách đã làm giảm khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nếu như năm 2014, nhờ khắc phục sớm dịch bệnh, con tôm Việt Nam kịp thời đáp ứng nhu cầu các thị trường, nhất là Mỹ, nên lợi nhuận mặt hàng này rất cao. Sang năm 2015, nguồn cung tăng mạnh trở lại từ các nước (khắc phục được dịch bệnh như Việt Nam) nên con tôm Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt, cộng thêm đó là mức áp thuế chống bán phá giá tôm của Mỹ, trong khi các nước cạnh tranh trực tiếp như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia lại không bị áp mức thuế này.

Biến động tỷ giá USD tác động mạnh đến doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (Ảnh chế biến cá xuất khẩu tại TPHCM). Ảnh: CAO THĂNG

Cũng theo VASEP, ngay từ tháng đầu năm, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10) với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam gần 1 USD/kg, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này giảm mạnh 23,5% so với cùng kỳ năm trước, sau đó giảm tiếp 19,4%. Khi đồng USD tăng mạnh, nhà nhập khẩu yêu cầu giảm giá, dè dặt mua hàng làm giá xuất bình quân cá tra sang Mỹ quý 1 giảm khoảng 5 cent/kg so với cùng kỳ năm trước. Khó khăn tại thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất, là nguyên nhân kéo giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm mạnh. Nhiều người ngộ nhận khi cho rằng, cá tra là mặt hàng gần như “một mình một chợ” của Việt Nam trên thế giới nên có thể quyết định về giá, nhưng thực tế cá tra Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt với cá da trơn tự nhiên như cá tuyết, cá minh thái Alaska. Khi nguồn hàng 2 loại cá tự nhiên này dồi dào, người tiêu dùng các nước ưu tiên sử dụng thay vì cá tra Việt Nam. Nhưng theo VASEP, các quy định về tỷ lệ mạ băng trong Nghị định số 36/2014 của Chính phủ cũng là “nút thắt” nên năm 2015, giá trị xuất cá tra khó đạt mục tiêu và có thể giảm so với năm 2014.

Bán cái thị trường cần

Thế mạnh của nông sản Việt Nam tập trung ở những mặt hàng như gạo, nhân điều, cà phê, hồ tiêu, cao su... Một số nông sản xuất khẩu tăng nhanh hơn so với khối lượng xuất khẩu do xu hướng phục hồi giá, nhưng lại mang tính nhất thời; giá trị sản phẩm một số được nâng lên nhờ chất lượng được cải thiện, giảm dần khoảng cách giữa giá bình quân thế giới và giá nông sản xuất khẩu Việt Nam. Nhưng khi đạt ngưỡng và cung vượt cầu mà thiếu danh mục sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng, chủ yếu vẫn là dạng thô hay sơ chế (như nhân điều), ít qua chế biến nên khi thị trường biến động, lập tức bị tác động. Điều này cho thấy khả năng phản ứng và thích nghi của DN Việt Nam còn hạn chế, thậm chí thụ động trước nhu cầu thị trường thế giới. Xúc tiến thương mại nông sản vẫn là chào bán sản phẩm có sẵn.

Chuẩn bị bước vào những cuộc chơi rộng lớn hơn từ các hiệp định thương mại đã và sắp ký kết, chúng ta cần điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu; đầu tư tập trung năng lực chế biến sâu nông sản. Một trong những chỉ tiêu xác định chất lượng sản phẩm nông nghiệp là thị hiếu tiêu dùng. Đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đồng nghĩa với giá cả được gia tăng, cho nên việc xác định phân khúc và khối khách hàng, nhu cầu, sở thích và mức thu nhập là việc làm cần thiết để có cơ sở bán cái thị trường cần. Đây là điều chúng ta còn thiếu.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Trung Quốc là nước nhập khẩu nhiều gạo Việt Nam nhất trong mấy năm qua. Ngoài quy định điều kiện cấp hạn ngạch nhập khẩu mới, nước này còn hạn chế nhập khẩu bằng quy định cấp giấy chứng nhận chất lượng gạo thông qua công ty kiểm tra chất lượng của Trung Quốc (CIC) và gạo thu hoạch không quá 3 tháng. Đây là rào cản kỹ thuật và làm tăng thêm chi phí xuất khẩu. Philippines - thị trường lớn thứ hai của Việt Nam về xuất khẩu gạo, thông báo chương trình nhập khẩu gạo tư nhân MAV năm 2015 với số lượng 805.200 tấn, trong đó hạn ngạch gạo nhập khẩu từ Việt Nam là 293.100 tấn, theo các điều kiện được quy định chặt chẽ. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm tùy thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc, Philippines và Indonesia. Thị trường châu Phi vẫn là thế khó vì chỉ có lợi cho các nguồn cung cấp gần, cước phí thấp như Ấn Độ và Pakistan.

CÔNG PHIÊN

Các tin mới:

10/8/2015
10/8/2015
10/8/2015
10/8/2015
10/8/2015
10/8/2015
10/8/2015
10/8/2015
10/8/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang