• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Liên kết tiêu thụ hàng nông sản

Nguồn tin:  Báo An Giang, 07/08/2015
Ngày cập nhật: 8/8/2015

Đó là mô hình hợp tác được nhiều địa phương áp dụng và mang lại hiệu quả cho người sản xuất, nhất là trên lĩnh vực trồng rau màu, cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày… góp phần tiêu thụ hàng hóa nông sản trước sức ép thị trường về chất lượng và giá cả hiện nay.

Từ hoạt động tổ hợp tác…

Ở Cù lao Ông Hổ có trên 10 tổ hợp tác sản xuất và 8 Câu lạc bộ Nông dân, thu hút hơn 810 nông dân tham gia. Trong đó, mô hình “Tổ hợp tác trồng rau an toàn” là “điểm xuất phát” đầu tiên ở ngoại thành Long Xuyên và ngay cả toàn tỉnh An Giang. Theo anh Trần Anh Châu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng, tại ấp Mỹ An 2 thực hiện trồng rau theo chương trình VietGap trên 8 héc-ta, sản phẩm được hợp đồng tiêu thụ tại chợ Mỹ Bình, Bình Khánh và chợ đầu mối trung tâm Long Xuyên. Mô hình đã nhân ra ấp Mỹ Hiệp và các ấp khác được 5 héc-ta.

Định Thành thử nghiệm trồng rau màu

Anh Huỳnh Ngọc Diện (Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng rau an toàn xã Mỹ Hòa) kể lại, nhờ ứng dụng các biện pháp canh tác, các thành viên thu lợi nhuận từ 300.000 – 500.000đ/công. Với diện tích gần 8 héc-ta, các loại rau được tổ trồng, gồm: Ớt, cà tím, đậu bắp, cải, xà lách, ngò thơm… “Tổng doanh thu đạt 3,5 tỷ đồng/năm, trừ chi phí, lợi nhuận trên 1,7 tỷ đồng, bình quân hơn 227 triệu đồng/héc-ta/năm. Như vậy, các thành viên thu hoạch rau màu đạt trên 64 triệu đồng/hộ/năm” – anh Diện nhẩm tính. Tham gia mô hình, ông Võ Văn Thép (ấp Mỹ Hiệp) và Trần Văn Hấu (ấp Mỹ An 2) thành công và được công nhận “Nông dân giỏi”.

Mô hình “Tổ hợp tác trồng rau an toàn” đã được nhân rộng ra nhiều xã, phường khu vực ngoại thành, như: Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Khánh... Bà Lương Sơn Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân Long Xuyên cho biết, đến nay toàn thành phố xây dựng được trên 100 tổ hợp tác tương tự, với hơn 5.470 thành viên tham gia trồng trọt và chăn nuôi. Chẳng hạn, Tổ hợp tác lúa Nhật ở Mỹ Hòa không chỉ tổ chức được sản xuất, mà còn liên kết tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng. Qua đó, hoạt động mô hình được duy trì và phát triển tốt, nhiều năm liền được công nhận “Tập thể sản xuất giỏi” cấp tỉnh.

… Tính đến chuyện làm ăn lớn

Vùng đất Kiến An, rau màu chiếm hơn 50% diện tích toàn xã, nơi có đất trồng màu lớn nhất trong tỉnh. Trong số 12 ấp, có đến 5 ấp có vùng chuyên canh rau màu. Hoạt động Tổ hợp tác rau màu Kiến An được xem là khâu đột phá “liên kết tiêu thụ hàng nông sản” ở địa phương. Song, khả năng cũng chỉ tiêu thụ được 1,5 – 2 tấn/ngày. “Phương án sản xuất của các thành viên, chủ yếu là trồng theo đơn đặt hàng của khách hàng” – anh Minh nói. Sản phẩm được ưa chuộng, giá cả luôn ổn định và cao hơn mức giá thương lái mua tại chỗ khoảng 20%.

Phát huy mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm, ông Huỳnh Minh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Phú cho biết, Tổ hợp tác Vĩnh Lộc (thị trấn Cái Dầu) ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lãi từ 35– 40 triệu đồng/héc-ta/vụ. Tổ hợp tác Thành Công (xã Thạnh Mỹ Tây) có 40 thành viên trồng nấm bào ngư, nấm mèo, với quy mô 100.000 – 160.000 bịch phôi, lãi trung bình trên 2,7 triệu đồng cho 1.000 bịch phôi. Theo ông Ngọc, toàn huyện hiện có 9 hợp tác xã nông nghiệp, 80 tổ hợp tác sản xuất, đây là những nhân tố tích cực tập hợp hội viên, nông dân tham gia “cánh đồng lớn”.

Từ những tổ hợp tác ban đầu, nhiều địa phương đã hình thành các mô hình “liên kết tiêu thụ hàng nông sản” và tham gia “Cánh đồng lớn”, như: Tổ hợp tác lai tạo và nhân giống lúa Tân Châu, Hợp tác xã nông nghiệp Định Thuận (xã Long Điền A), Tổ nhân giống lúa xác nhận Vĩnh Thắng (xã Vĩnh Khánh), Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ lúa Tân Thành (xã Tân Lập), Tổ hợp tác sản xuất lúa giống Phú An (xã Bình Hòa… Ngoài ra, còn nhiều mô hình hợp tác tham gia “chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản”, giúp nông dân tăng lợi nhuận sản xuất và thu nhập kinh tế gia đình.

“Toàn tỉnh có trên 900 tổ hợp tác sản xuất (30.122 thành viên), với diện tích trên 56.470 héc-ta. Đề án “Hợp tác sản xuất lúa Nhật” giữa Hội Nông dân tỉnh và Công ty TNHH Angimex – Kitoku (giai đoạn 2011 - 2015), diện tích tăng dần từ 400 héc-ta lên 2.330 héc-ta, mỗi vụ mang lại lợi nhuận cho nông dân tham gia từ 35% - 40% giá trị sản xuất”

MỸ ÁI – TRỌNG ÂN

Các tin mới:

8/8/2015
8/8/2015
8/8/2015
8/8/2015
8/8/2015
8/8/2015
8/8/2015
8/8/2015
8/8/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang