• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Dương: Nâng cao hiệu quả mô hình kinh tế trang trại

Nguồn tin:  Báo Bình Dương, 04/02/2015
Ngày cập nhật: 5/2/2015

Thời gian qua, nhiều mô hình kinh tế quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được hình thành, trong đó kinh tế trang trại đóng vai trò quan trọng trong bước chuyển từ nông nghiệp quy mô nhỏ sang sản xuất chuyên canh hàng hóa. Hiện nay, nhiều mô hình trang trại đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần tích cực vào phát triển nông thôn của tỉnh.

Trang trại chăn nuôi bò sữa của chị Phạm Thị Nở ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Q.NHIÊN

Hướng đi phù hợp

Để phát triển phù hợp trong giai đoạn mới, nông dân trong tỉnh đã chủ động thay thế mô hình sản xuất nhỏ lẻ sang đầu tư mạnh cho mô hình trang trại, ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Đến nay, toàn tỉnh có 542 trang trại trồng trọt, 518 trang trại chăn nuôi, 8 trang trại tổng hợp, với tổng diện tích hơn 10.000 ha. Ngoài ra, tỉnh còn có 24 hợp tác xã hoạt động với hơn 600 thành viên, vốn điều lệ hơn 85 tỷ đồng. Đối với trang trại chăn nuôi, việc phát triển tập trung theo quy mô lớn không chỉ ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao vào chăn nuôi mà còn góp phần vào công tác phòng, chống dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường.

Chị Phạm Thị Nở ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng cho biết, gia đình chị đã đầu tư đất đai và chi phí lớn để phát triển chăn nuôi bò sữa theo quy mô trang trại. Những năm qua, hiệu quả kinh tế của gia đình tăng lên rõ rệt, thu nhập bình quân hơn 400 triệu đồng/năm. Gia đình chị cũng đang đầu tư mở rộng quy mô, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm nâng cao thu nhập.

Hiện nay, mô hình kinh tế trang trại đang phát triển mạnh ở các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên. Lợi nhuận kinh tế đạt bình quân 300 triệu đồng/trang trại/năm, cao gấp nhiều lần so với lợi nhuận bình quân của nông hộ. Giá trị sản phẩm hàng hóa của các trang trại mang lại cũng khá cao, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Đạt, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên cho biết, hiện nay xã đã phát triển 600 ha cây ăn trái. Hiệu quả kinh tế của mô hình trang trại này là rất lớn, nhiều người dân trong xã có đất chuyển hướng đầu tư quy mô lớn. Bên cạnh đó, địa phương cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ UBND tỉnh về chính sách đầu tư cây giống, phân bón cũng như phát triển cơ sở hạ tầng nên nông dân có thêm động lực để xây dựng và phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

Gắn kết giữa sản xuất và chế biến

Hiệu quả từ mô hình kinh tế trang trại đã từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ từ các ngành và địa phương, nông dân trong tỉnh đã đầu tư mạnh về vốn và khoa học kỹ thuật, đưa sản phẩm sản xuất từ các trang trại khẳng định được giá trị trên thị trường.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện các chính sách hỗ trợ các trang trại trên địa bàn tỉnh, từ năm 2012 đến nay, sở đã xét duyệt và chuyển Quỹ đầu tư phát triển của tỉnh thẩm định, ký hợp đồng 8 phương án về phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến tiêu thụ nông sản, dự án phát triển nông nghiệp đô thị, phát triển vườn cây có múi… Ngoài ra, sở cũng đã phối hợp với các ban ngành liên quan hướng dẫn 2 cơ sở chăn nuôi gia cầm, 3 trang trại trồng cây xây dựng theo mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, với tổng kinh phí hơn 94 triệu đồng. Góp phần nâng số trang trại được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh đến nay lên 16 trang trại, gồm 9 trang trại trồng trọt và 6 trang trại chăn nuôi.

Ông Nguyễn Tấn Bình, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong năm 2015, sở đã lên kế hoạch cùng với các ban ngành triển khai thực hiện đề án phát triển nông nghiệp đô thị ở vùng phía nam của tỉnh, còn vùng phía bắc thì tập trung quy hoạch phát triển chăn nuôi trồng trọt theo quy mô lớn theo hướng công nghiệp hiện đại; đồng thời xây dựng các mô hình gắn kết giữa sản xuất và chế biến tiêu thụ, trong đó chú trọng phát triển mạnh hình thức sản xuất nông nghiệp trang trại. Sở cũng sẽ phối hợp với ngành liên quan kêu gọi doanh nghiệp, cá nhân đầu tư và chuyển giao những mô hình canh tác tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao cho các trang trại.

QUỲNH NHIÊN

Các tin mới:

5/2/2015
5/2/2015
5/2/2015
5/2/2015
5/2/2015
5/2/2015
5/2/2015
5/2/2015
5/2/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang