• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khi nông dân “làm thuê” trên đất của mình

Nguồn tin:  Báo Tây Ninh, 22/07/2015
Ngày cập nhật: 24/7/2015

“Khi đã mượn tiền thương lái để làm vốn thì chẳng khác nào mình làm thuê trên đất của mình”.

Với đa số bà con nông dân, không ai lạ gì cái cảnh “được mùa, mất giá” hoặc “được giá, thất mùa”. Chưa kể trong thời gian chờ thu hoạch, bà con còn phải chi tiêu rất nhiều khoản cho cuộc sống hằng ngày của gia đình nên cứ đến đầu vụ trồng, nhiều hộ lại rơi vào cái cảnh thiếu hụt đồng vốn, không có tiền để canh tác vụ sau.

Khi đó, nông dân buộc phải tìm đến thương lái để mượn tiền mua hạt giống, vật tư… chuẩn bị vào mùa vụ mới. Thương lái xuất tiền cho nông dân mượn tiếng không lấy lãi, nhưng thực tế thì không hẳn như vậy.

Bởi khi nông dân buộc phải bán sản phẩm cho một thương lái duy nhất (người đã cho mượn vốn) thì giá cả sản phẩm luôn thấp hơn giá cả thị trường. Nói cách khác, giá cả sản phẩm nông dân làm ra không phải do nông dân quyết định mà phụ thuộc vào thương lái.

Anh Linh, một nông dân trồng hàng bông hàng chục năm nay tại khu phố Ninh Phúc, phường Ninh Thạnh, thành phố Tây Ninh chua chát nhận xét: “Khi đã mượn tiền thương lái để làm vốn thì chẳng khác nào mình làm thuê trên đất của mình”.

Theo lời anh, người nông dân trồng hàng bông vốn đã chịu nhiều thiệt thòi do sự “đỏng đảnh” của thị trường đầu ra, một khi đã mượn vốn của thương lái thì càng phải chấp nhận thiệt thòi nhiều hơn do bị ép giá. Lỡ mượn rồi thì bà con trồng hàng bông chỉ còn mong kiếm được lời chút ít hoặc có khi chỉ cần huề vốn.

Bản thân anh trước đây từng mượn vốn của thương lái nhưng mấy năm gần đây, nhờ tích cóp, dành dụm được ít tiền nên anh không rơi vào tình trạng ấy nữa. Sản phẩm thu hoạch được, anh có quyền muốn bán cho thương lái nào thì bán mà giá cả sản phẩm của anh cũng được tính theo giá thị trường, không còn bị ép giá so với trước kia. Nhưng không phải ai cũng may mắn như anh.

Ông Huỳnh Văn Đực, 52 tuổi, ngụ xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu đang trồng khoảng 3 công cà trứng vịt trên cánh đồng gần cầu K13 cũng cho rằng, nông dân trồng hàng bông thiếu vốn phải đi mượn vốn thương lái để canh tác thì chẳng khác nào trồng đồ thuê cho thương lái. Nếu gặp vụ mùa thất bại, không ít nông dân đổ nợ, có người đành phải bán đất để trả nợ rồi đi làm công nhân, thợ hồ…

Trao đổi cùng chúng tôi, một vị ở Hội Nông dân xã cho biết, tình trạng nông dân mượn vốn thương lái để sản xuất và bị ép giá đã diễn ra nhiều năm qua nhưng chưa có hướng giải quyết triệt để. Một trong các nguyên nhân chính là sản phẩm không có nơi tiêu thụ, chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái.

Tuy rằng, hiện nay Hội Nông dân xã có các chương trình hỗ trợ cho nông dân vay vốn sản xuất, chăn nuôi nhưng nhiều người chỉ “thích” mượn vốn của thương lái. Bởi lẽ nếu nông dân không bán nông sản cho thương lái mà mình đã mượn vốn thì cũng không thể bán cho thương lái khác, vì chẳng có ai mua. Vấn đề ở chỗ giữa các thương lái luôn có “luật ngầm” với nhau, không ai được “giẫm chân” ai.

Ông Phạm Văn Tín- Chủ tịch UBND xã Phan, huyện Dương Minh Châu- địa phương có diện tích trồng hàng bông lớn trong tỉnh (khoảng 100 ha) cho rằng, mấu chốt vẫn là vấn đề đầu ra cho sản phẩm hàng bông. Khi nào giải quyết được vấn đề đầu ra ổn định cho sản phẩm, người nông dân nói chung, nông dân trồng hàng bông nói riêng mới thoát cảnh lệ thuộc vào thương lái, thoát cảnh bị chèn ép như lâu nay.

SONG HUỲNH - NHI TRẦN

Các tin mới:

24/7/2015
24/7/2015
24/7/2015
24/7/2015
24/7/2015
24/7/2015
24/7/2015
24/7/2015
24/7/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang