• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Cuộc chiến” miếng thịt, cọng rau

Nguồn tin:  Báo An Giang, 21/07/2015
Ngày cập nhật: 22/7/2015

“Tôi rất lo lắng khi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Lo vì khi hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ, hàng rào kỹ thuật sẽ được dựng lên. Lúc đó, chất lượng sản phẩm, giá thành sản xuất là một lợi thế cạnh tranh. Lợi thế này đang nằm ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến. Trong khi sản phẩm của chúng ta, rau bị nhiễm thuốc sâu, thịt bị bơm đầy nước bẩn, thử hỏi cạnh tranh có được không” - bà Trần Thị Yến Châu, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới, lo lắng.

Rau nhiễm thuốc sâu

Nhiều ý kiến cũng băn khoăn trước thực trạng sản xuất của nền nông nghiệp An Giang: Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nông dân (ND) vẫn chưa tuân thủ quy trình sản xuất các loại thực phẩm phục vụ con người. “ND trồng rau để bán, chứ họ không dám ăn, vì sợ bị dư lượng thuốc trừ sâu. Trồng cho người khác ăn thì phun xịt thuốc thoải mái, còn trồng cho mình ăn thì chẳng dám” – bà Châu nêu thực trạng.

Rau màu được xem là một trong 3 ngành hàng chủ lực của An Giang. Tỉnh đã quy hoạch diện tích sản xuất đến năm 2020 đạt 26.000 héc-ta, tập trung ở các huyện: Chợ Mới (14.100 héc-ta), An Phú (4.500 héc-ta), Châu Phú (3.630 héc-ta), TX. Tân Châu (1.750 héc-ta)… Kỳ vọng của tỉnh là từng bước đưa kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này ngày một cao hơn. Tuy nhiên, với lối sản xuất rau không đảm bảo an toàn cho sức khỏe nên khi hội nhập, khả năng ngành rau quả sẽ mất ngay thị trong nước chứ chưa nói gì đến xuất khẩu.

“ND An Giang cần nghiên cứu, học tập mô hình sản xuất rau an toàn của làng Kawakami (quận Minamisaku, tỉnh Nagano, Nhật Bản). Ngôi làng này được mệnh danh là “làng thần kỳ” bởi trong suốt 20 năm qua, ND ở đây chỉ trồng rau sà lách. Họ luôn tuân thủ nghiêm ngặt cách quy trình mà Bộ Nông nghiệp Nhật Bản ban hành. Ngôi làng này từ chỗ nghèo nhất trở thành địa phương có thu nhập hàng đầu đất nước này. Bình quân, mỗi hộ ND thu nhập 150.000 USD/năm, tương đương 3 tỷ đồng Việt Nam” – ngài Hitomi Narikiyo, Chủ tịch Liên đoàn Hợp tác xã Trung ương Nhật Bản, chia sẻ.

Trồng rau trong nhà lưới là hướng đi đúng để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm

“Để nâng cao tinh thần, ý thức của ND, tôi đề nghị Chi cục Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh khi thực hiện kiểm tra, lấy mẫu sản phẩm rau, nếu phát hiện mẫu bị nhiễm chất cấm nên công bố rộng rãi trên báo, đài, đồng thời dán kết quả đó tại những nơi có nhiều người xem đông. Cách làm này sẽ răn đe những người làm ăn không đàng hoàng. Có vậy mới hy vọng ngành hàng rau màu của tỉnh sớm hội nhập một cách thành công” – bà Trần Thị Lệ, phường Long Thạnh (TX. Tân Châu), kiến nghị.

Thịt đầy nước bẩn

“Gia đình tôi hiện nay rất hạn chế mua thịt heo, bò tại các chợ trên địa bàn Long Xuyên vì đa phần thịt này đều bị bơm nước bẩn. Thịt bán trên kệ vẫn đóng dấu kiểm dịch nhưng mang về nhà, để lâu trong dĩa hoặc nồi thì ra nước rất nhiều. Mang thịt đi luộc sơ qua nước sôi, mang đi chế biến, nước vừa luộc thịt ra màu rất bẩn và hôi. Như vậy, làm sao dám tin tưởng để ăn” – bà Phan Thị Lan Anh, phường Mỹ Long, nói.

Đây là thực tế mà ngành Nông nghiệp cần phải có biện pháp xử lý dứt điểm để hội nhập vào TPP trong thời gian tới. Nếu thực trạng này cứ tiếp diễn, liệu trong vòng một năm nữa, khi TPP kết thúc xong các vòng đám phán và đi vào thực thi thì thịt heo, bò và gà vịt của nông dân An Giang có được người tiêu dùng trong tỉnh chọn mua. Trong khi đó, thịt gia súc, gia cầm từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, như: Mỹ, Nhật Bản, Pháp bán tràn ngập thị trường, vừa ngon lại vừa rẻ.

“Đây được xem là một chiến lược cho ngành hàng nông sản, mà tỉnh phải xem xét để chúng ta hội nhập. Người Nhật đã ý thức được vấn đề này, ngoài tuân thủ quy trình sản xuất, giờ đây họ đã mang kỹ thuật, hạt giống sang tận huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) để xây dựng “làng thần kỳ” Đà Lạt. Tại đây, họ trồng rau để xuất về Nhật Bản, sang Malaysia, Singapore và khát vọng của họ biến nơi đây thành vựa rau của Châu Á. An Giang vẫn có được lợi thế này nhưng ND không tuân thủ quy trình sản xuất” – ông Lưu Trọng Nghĩa, người dân TP. Long Xuyên, nhận xét.

“Người Việt vốn có tâm lý sính ngoại, thích sử dụng hàng hóa do nước ngoài làm ra. Vì vậy, để sản phẩm nông nghiệp Việt được người tiêu dùng Việt chọn mua, tới đây, từ miếng thịt, cọng rau ND cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất sạch. Sản phẩm làm ra phải an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường, đáp ứng ngày càng cao hơn những quy định sản xuất rau an toàn mà ngành nông nghiệp đã đề ra” – ông Trần Mạnh Cường, phường Long Hưng (TX. Tân Châu), kiến nghị.

MINH HIỂN

Các tin mới:

22/7/2015
22/7/2015
22/7/2015
22/7/2015
22/7/2015
22/7/2015
22/7/2015
22/7/2015
22/7/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang