• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vĩnh Long: Thêm nhiều nông sản mới an toàn

Nguồn tin:  Báo Vĩnh Long, 16/07/2015
Ngày cập nhật: 17/7/2015

Không chỉ những nông sản “quen” như cam, bưởi, chôm chôm mà thời gian gần đây ngành nông nghiệp còn đầu tư cho nhiều nông sản mới đạt các tiêu chí sản xuất an toàn. Xoài, bắp, ca cao là những nông sản như vậy vừa được cấp chứng nhận an toàn.

Đây là bước tiến quan trọng để đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Có giấy chứng nhận, người tiêu dùng có thêm 3 địa chỉ sản phẩm ngon và lành.

Cánh đồng bắp xanh mướt mắt

Chúng tôi tìm về cánh đồng bắp lai xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn - Vĩnh Long)- nơi có hơn 10ha bắp vừa được Sở Nông nghiệp- PTNT cấp chứng nhận sản phẩm an toàn. Anh Nguyễn Văn Miền (ấp Gò Chanh) chỉ vào ruộng bắp lai 3 công mà anh chuyển đổi sau nhiều năm trồng lúa kém hiệu quả cho biết, bắp không kén đất và ít tốn chi phí so trồng lúa.

Trung bình 1kg bắp giống có thể gieo sạ khoảng 1.000m2. Sau khi gieo hạt 10 ngày, phải phun thuốc lần đầu tiên để trừ sâu khoang và cỏ dại.

Sau 30 ngày phải phun thuốc lần 2 để trừ sâu đục thân và cỏ dại. Trung bình sau 2 tháng thu hoạch, mỗi công bắp lai có thể cho từ 1 - 1,5 tấn trái, với giá bắp hiện khoảng 4.700 đ/kg trái, nông dân có thể lời từ 4 - 5 triệu đồng, gấp 2 lần trồng lúa.

Để tạo liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, năm 2014 địa phương cũng đã thành lập được tổ hợp tác sản xuất cánh đồng mẫu bắp với 25 thành viên tham gia trên diện tích 10ha.

Ông Nguyễn Văn Đá- Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Xuân cho biết, bắp lai là một trong những cây trồng được lựa chọn chuyển đổi thay thế trên vùng trồng lúa kém hiệu và hiện mang lại hiệu quả cao.

Trong vụ này, địa phương đã vận động chuyển đổi được hơn 67ha đất lúa sang trồng rau màu, trong đó giống bắp lai Milky36 làm theo mô hình là khoảng 20ha cho hiệu quả khá cao và được cấp chứng nhận an toàn.

Ngoài bắp lai, địa phương đang tiếp tục vận động bà con trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng dưa leo, khổ qua, dưa hấu, bí với diện tích hơn 10ha, bước đầu cho hiệu quả tốt, nông sản tiêu thụ dễ dàng giúp nông dân có lời hơn so trồng lúa.

Những trái bắp sạch chờ ngày thu hoạch.

Xoài, ca cao vừa ngon vừa lành

Trong khi đó, tại xã Tân Phú (Tam Bình), từ năm 2013, địa phương đã thành lập Tổ hợp tác sản xuất xoài tứ quý với 8 thành viên tham gia sản xuất trên diện tích 5,7ha.

Ông Nguyễn Hoàng Long- Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất xoài tứ quý cho biết, khi tham gia, bắt buộc người trồng phải sản xuất an toàn, thực hiện các quy trình sản xuất như: phun xịt thuốc phải trang bị bảo hộ lao động, có kho chứa vật tư riêng, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định. Hiện xoài của hợp tác xã được nhiều thị trường ở TP Hồ Chí Minh thu mua số lượng lớn, giá cả cao hơn các loại xoài sản xuất thông thường.

Nhiều nông dân tham gia trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ (UTZ CERTIFIED- bộ chứng nhận cho 4 sản phẩm cà phê, ca cao, trà, dầu cọ sạch trên toàn cầu) cũng cho rằng, khó khăn ban đầu là nhà vườn phải thực hiện các tiêu chuẩn mà tổ chức này đặt ra. Tuy nhiên, hiệu quả chương trình mang lại rất đáng kể.

Ông Nguyễn Trung Trực, nông dân trồng ca cao ở xã Xuân Hiệp (Trà Ôn) cho biết, sau thời gian tham gia đã có những thay đổi tích cực. Cụ thể vườn nhà ông có 200 cây đang cho trái, bình quân thu hoạch 500 kg/tháng. Hiện nay với giá khoảng 5.000 đ/kg, mỗi tháng ông thu nhập khoảng 2,5 triệu đồng, tăng 1,5 triệu đồng so với trước khi tham gia dự án.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các mô hình sản xuất sạch đã tác động tích cực đến nông dân. Thời gian qua, trung tâm đã đầu tư trên 280 triệu đồng hỗ trợ nông dân sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP cho sản phẩm của Tổ hợp tác sản xuất xoài tứ quý (xã Tân Phú- Tam Bình), hỗ trợ kỹ thuật để đạt chứng nhận sản xuất theo UTZ cho 10ha ca cao ở xã Xuân Hiệp (Trà Ôn) và chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn cho cánh đồng mẫu sản xuất cây bắp nếp thuộc Tổ hợp tác sản xuất rau màu xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn) với diện tích 10ha.

Qua khuyến cáo nhà vườn thực hiện tỉa cành tạo tán trên xoài, ca cao; trồng bắp đúng mật độ đã hạn chế sâu bệnh, giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ 350.000 - 720.000đ, năng suất tăng từ 5 - 12%, tùy cây trồng so sản xuất tập quán cũ.

Các mô hình còn giúp nông dân quản lý ruộng vườn, ghi chép nhật ký, bảo vệ môi trường và nâng cao năng suất, chất lượng gia tăng thu nhập nông hộ.

Ông Trương Vĩnh Yên- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết: Việc sản xuất xoài tứ quý đạt tiêu chuẩn VietGAP, UTZ cho ca cao, và vùng sản xuất bắp an toàn năm 2014 đạt mục tiêu và mang lại hiệu quả rất thiết thực.

Qua quá trình thực hiện, các hộ nông dân đã hiểu biết được các yếu tố cơ bản, mục đích ý nghĩa, cách thức ghi chép sổ tay, các yêu cầu trong quá trình sản xuất cây trồng theo GAP, UTZ, các yêu cầu kỹ thuật về chăm sóc.

Từ đó, làm gia tăng năng suất (tăng từ 5 - 12% tùy loại cây trồng) chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường hiện nay. Nhất là trên lĩnh vực cây ăn trái, nhà vườn đã mạnh dạn tỉa cành tạo tán làm cho vườn thông thoáng ít sâu bệnh và đậu trái nhiều hơn trước khi thực hiện dự án.

Qua đó, hạn chế được sâu bệnh, giảm đáng kể chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, năng suất chất lượng trái đồng nhất tăng so với tập quán sản xuất cũ.

Đến cuối năm 2015, ngành nông nghiệp sẽ đầu tư xây dựng các cánh đồng mẫu lớn sản xuất cây màu luân canh trên nền đất lúa tại các huyện Bình Tân, Trà Ôn, Long Hồ và Mang Thít. Trong đó, đầu tư nâng cao chất lượng nông sản thế mạnh từng địa phương như: phát triển cam sành ở Tam Bình, Trà Ôn; bưởi Năm Roi ở TX Bình Minh, chôm chôm, nhãn ở Long Hồ…

HOÀNG MINH - THẢO LY

Các tin mới:

17/7/2015
17/7/2015
17/7/2015
17/7/2015
17/7/2015
17/7/2015
17/7/2015
17/7/2015
17/7/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang