• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tái cơ cấu sản xuất: Từ những cách làm hiệu quả

Nguồn tin:  Báo Cà Mau, 29/01/2015
Ngày cập nhật: 31/1/2015

Tết năm nay trên quê hương Năm Căn (Cà Mau) sẽ có nhiều đổi mới. Dọc theo những con đường bê-tông về các xã, đi vào từng ấp, hai bên đường cây ăn trái được trồng xen canh. Đây là chủ trương của huyện vận động Nhân dân tận dụng đất trống vườn nhà trồng rau màu, cây ăn trái. Phía sau những vườn cây, rau màu là những đầm tôm, rừng đước mênh mông.

Những mô hình mới khả thi

Năm 2014, mô hình nuôi tôm tích trong vuông, nuôi vọp, nuôi sò huyết là những mô hình mới mang hiệu quả kinh tế cao tại huyện Năm Căn.

Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Trịnh Văn Lên cùng đoàn kiểm tra tham quan mô hình nuôi vọp của ông Lê Tiến Dũng, ấp Chà Là, xã Lâm Hải.

Ông Lê Tiến Dũng, ấp Chà Là, xã Lâm Hải, là một trong những hộ thử nghiệm nuôi vọp đầu tiên trong ấp Chà Là. Ông là lão nông dày dạn kinh nghiệm trong nuôi thuỷ sản. Vọp sống trong bùn lầy và ngày càng cạn kiệt, nên ông Dũng nghĩ đến cách nuôi vọp trong vuông tôm. Khác với các loại thuỷ sản khác, vọp nuôi cho thịt ngọt hơn, dày cơm hơn vọp sống tự nhiên. Sau khi thử nghiệm, ông Dũng cho biết, vọp nuôi ít hao hụt tỷ lệ, không khó nuôi, chỉ cần mua vọp giống về thả vào vuông khoảng 4 - 5 tháng sẽ thu hoạch.

Anh Bùi Văn Luyến, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Chà Là, xã Lâm Hải, cho biết: “Trong ấp hiện có trên 20 hộ nuôi vọp trong vuông tôm. Giá vọp giống khoảng 10.000 đồng/kg, nguồn cung ứng từ tỉnh Kiên Giang chuyển về, chỉ cần thả nuôi dưới trảng vuông hoặc mé bờ vuông nơi đất sình là được. Giá thành vọp thương phẩm trên thị trường hiện nay từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Vì vậy, sau khoảng 4 tháng nuôi vọp sẽ cho thu hoạch và lợi nhuận gấp đôi. Ban Nhân dân ấp cũng đang lấy ý kiến Nhân dân để nhân rộng mô hình này".

Nuôi tôm tích cũng là một trong những mô hình mới của nông dân, đặc biệt là nuôi trong vuông tôm. Mặc dù mới thử nghiệm với 140 con tôm tích, nhưng gia đình ông Thái Văn Vĩnh, ấp Trại Lưới A, xã Ðất Mới, đã thu hoạch trên 10 triệu đồng. Nuôi tôm tích cũng không khó, chỉ cần nuôi biệt lập với các loài thuỷ sản trong vuông để tránh hao hụt, xây dựng hệ thống cống nước dao động theo thuỷ triều. Thức ăn cho tôm tích là những loại cá tạp, cá mồi trong vuông. Sau hơn 4 tháng nuôi, bình quân thu hoạch từ 3 - 4 con/kg, giá thành mỗi ký tôm tích khá cao, từ 400.000 - 450.000 đồng, có lúc trên 600.000 đồng. Gia đình ông Vĩnh vừa thu hoạch vừa chọn giống nuôi mới để có thể thu hoạch xuyên suốt trong năm. Ông Vĩnh cho biết, hiện nay, một số hộ dân xung quanh cũng có ý định nuôi vì diện tích đất rộng, nhưng nguồn giống khó mua được (mặc dù rẻ, khoảng 10.000 đồng/con). Ðây là khó khăn trong việc nhân rộng mô hình.

Nuôi sò huyết tuy không phải là mô hình mới nhưng toàn huyện Năm Căn trong năm 2014 đã có trên 100 hộ nuôi, mang lại hiệu quả. Với giá sò trên thị trường từ 70.000 - 90.000 đồng/kg, nhiều nông dân đã thu về lợi nhuận hàng chục triệu đồng.

Gia đình ông Phan Văn Ðấu, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hàm Rồng, nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm, cua gần 3 năm nay. Ông Ðấu cho biết, đầu ra của sò ổn định, có thương lái vô tận nhà mua, bình quân mỗi tuần ông bán từ 40 - 50 kg. Sò giống thả xuống vuông khoảng 8 - 10 tháng thì có thể thu hoạch, nhưng nếu để sò càng lớn thì giá càng cao.

Tái cơ cấu phải tính được đầu vào, đầu ra

Kỹ sư Trương Quốc Duẫn, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “UBND huyện chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện vận động bà con tái cơ cấu sản xuất đã mang lại hiệu quả. Ngoài đẩy mạnh nuôi tôm quảng canh cải tiến, việc đa dạng cây, con nuôi cũng là cách phá thế độc canh. Nổi bật trong năm qua là các mô hình nuôi sò, vọp và tôm tích. Các mô hình này mang tính khả thi cao, nguồn giống, đầu ra cũng không lo ngại. Riêng tôm tích, Phòng NN&PTNT huyện đã liên kết các trường đại học, đặc biệt là Ðại học Cần Thơ ươm thử giống, kết quả cho thấy đây là nguồn giống đáng tin cậy cho nông dân khi nuôi”.

Mục tiêu tái cơ cấu sản xuất nền nông nghiệp chính là phát huy hiệu quả và giá trị sản xuất cho người nông dân trên cùng diện tích, tránh sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Vì thế, quy hoạch và phát triển, nhân rộng những mô hình mới trên địa bàn huyện Năm Căn là cần thiết và việc thành lập những tổ hợp tác sản xuất nuôi tôm, sò, vọp hay tôm tích… sẽ là tiền đề đem lại hiệu quả bước đầu cho việc tái cơ cấu sản xuất trên địa bàn huyện Năm Căn, phát huy được thế mạnh nuôi trồng thuỷ sản của huyện.

Thiên Kim

Các tin mới:

31/1/2015
31/1/2015
31/1/2015
31/1/2015
31/1/2015
31/1/2015
31/1/2015
31/1/2015
31/1/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang