• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Tăng thu nhập cho người dân từ phụ phẩm nông nghiệp

Nguồn tin:  Báo An Giang, 24/06/2015
Ngày cập nhật: 25/6/2015

Nhằm hướng đến mục tiêu đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, giúp nền nông nghiệp phát triển bền vững và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, tỉnh An Giang đã tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng chất thải từ cây lúa và hoạt động này hứa hẹn mang lại những hiệu quả thiết thực.

Kế hoạch hành động sử dụng chất thải

Trên địa bàn tỉnh có trên 200 nhà máy xay xát lúa gạo xuất khẩu, đã thải ra lượng lớn rơm rạ và vỏ trấu. Nhưng, phần lớn rơm rạ đều không qua xử lý, còn vỏ trấu thường được sử dụng làm nhiên liệu trong các lò gạch, nhà máy xay xát hoặc thải ra môi trường xung quanh, như: Sông, kênh, rạch… gây ảnh hưởng đến môi trường. Do vậy, việc sử dụng phụ phẩm từ cây lúa sẽ giúp hình thành các mô hình chuyển đổi phụ phẩm từ cây lúa, trấu và rơm trở thành các nguồn năng lượng: Năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo… góp phần giúp cộng đồng sản xuất lúa ở An Giang phát triển bền vững.

Trên cơ sở đó, vừa qua, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với cơ quan năng lượng Thụy Điển để bàn bạc thống nhất kế hoạch hành động sử dụng chất thải từ cây lúa. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Việt Hiệp cho biết: “Dự án được triển khai sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho người dân nhờ khai thác giá trị ở các sản phẩm phụ của cây lúa kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ (ƯDKHCN) để giúp tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu chung của quốc gia”.

Trình diễn cấy lúa bằng máy

Dự án sử dụng chất thải từ cây lúa ở An Giang có nguồn vốn đầu tư ODA khoảng 283.000 USD, vốn đối ứng 220.000 USD, thời gian thực hiện hợp phần dự án từ năm 2014 đến 2015. Dự án nhằm tạo điều kiện để An Giang quản lý, sử dụng chất thải nông nghiệp có hiệu quả, tăng giá trị phụ phẩm từ cây lúa, giúp cộng đồng trồng lúa ở An Giang phát triển bền vững, từng bước trở thành cộng đồng sản xuất xanh.

Biện pháp xử lý rơm rạ hữu hiệu

Là một trong những doanh nghiệp đi đầu về việc ƯDKHCN vào sản xuất nông nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang) vừa tổ chức hội thảo trình diễn kỹ thuật cấy lúa bằng máy kết hợp nhỏ thuốc cỏ sofit và máy gặt đập liên hợp băm nhuyễn rơm.

Ở đồng bằng sông Cửu long hiện nay, đa phần lúa sạ là phổ biến, lúa cấy chỉ có điều kiện phát triển ở các khu vực trồng lúa nhân giống. Phó Giáo sư- Tiến sĩ Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành, cho biết: “Khi sử dụng máy cấy lúa, lúa ít bị đổ ngã, rễ ăn sâu hơn, hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất cũng tốt hơn, sâu bệnh ít hơn. Ngoài ra, có thể quản lý cỏ dạy và lúa cỏ rất tốt”. Đặc biệt, trong quá trình làm đất lần cuối, khi đất còn chứa nước có thể sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm sofit sẽ giúp không chế cỏ dại.

Hội thảo đã giới thiệu về chế phẩm Trichodarma để xử lý nhanh rơm rạ sau thu hoạch, giúp tạo nguồn phân bón hữu cơ từ rơm rạ, bón trả lại cho đất, góp phần nâng cao dinh dưỡng trong đất cung cấp cho cây lúa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp băm nhuyễn rơm, sẽ giúp băm nhuyễn rơm tại ruộng sau đó phun nấm Trichodarma, cày hoặc xới để chôn rơm đã được băm nhuyễn xuống đất, khi đó ẩm độ còn trong đất sẽ phân hủy rơm rất nhanh và biến rơm thành phân bón, giúp giảm được phân hóa học, tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập.

“Việc áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật theo hướng ứng dụng công nghệ cao không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn nâng cao giá trị nông sản góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam”- Phó Giáo sư- Tiến sĩ Dương Văn Chín nhận định.

MỸ LINH

Các tin mới:

25/6/2015
25/6/2015
25/6/2015
25/6/2015
25/6/2015
25/6/2015
25/6/2015
25/6/2015
25/6/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang