• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Để nông dân không quay lưng với GAP

Nguồn tin:  Báo Cần Thơ, 17/06/2015
Ngày cập nhật: 20/6/2015

“Thực hành nông nghiệp tốt” - GAP được xem là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, nhằm sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng, thân thiện môi trường, an toàn cho người sản xuất lẫn người sử dụng. Thời gian qua, TP Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung đã xây dựng được mô hình sản xuất theo GAP trên lúa, thủy sản, trái cây, rau màu và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Nhận thức của nông dân thay đổi rõ rệt trong việc áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Một bộ phận người tiêu dùng cũng quan tâm hơn đến việc sử dụng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP và tìm kiếm những địa chỉ cung ứng các sản phẩm GAP.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành nông nghiệp, thời gian qua, có nhiều mô hình VietGAP, GlobalGAP đã hình thành và được cấp chứng nhận, được thị trường đón nhận nhưng sau một thời gian lại bị phá vỡ, quay trở về phương thức sản xuất thông thường. Diện tích sản xuất theo GAP chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với diện tích canh tác thông thường. Như ở TP Cần Thơ, trong tổng diện tích nuôi cá tra hơn 600ha tính đến tháng 5-2015 chỉ có 34 ha sản xuất theo các tiêu chuẩn như ASC, GlobalGAP, BAP. Hay trong vụ hè thu 2015, thành phố tổ chức sản xuất 78 cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 16.500ha thì chỉ có 1 vài cánh đồng có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP.

Công ty TNHH ADC giới thiệu gạo Tứ Quý, gạo sạch được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP tại Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2015 tại TP Cần Thơ.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia trong ngành nông nghiệp cho rằng, xây dựng mô hình đạt tiêu chuẩn GAP đã khó, duy trì mô hình còn khó hơn. Bởi lẽ một khi đã tiếp cận với GAP, nông dân phải thay đổi tư duy sản xuất, phải quản lý chất lượng sản phẩm theo một quy trình hết sức nghiêm ngặt, phải có trình độ kỹ thuật canh tác đồng đều… Và đến khi sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn GAP, kỳ vọng lớn nhất của nông dân là bán được giá cao hơn để tái đầu tư, tái chứng nhận và đảm bảo lợi nhuận. Nếu lợi nhuận sau tiêu thụ bấp bênh, chuyện nông dân quay lưng với GAP là điều khó tránh khỏi. Đó là chưa kể đến chuyện doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm GAP không tìm kiếm, mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm GAP. Nhiều thị trường xuất khẩu vẫn chấp nhận những sản phẩm thông thường ở phân khúc thấp với mức giá rẻ hơn. Đơn cử như ở TP Cần Thơ có những doanh nghiệp đã liên kết với nông dân hình thành những cánh đồng lúa VietGAP, GlobalGAP nhưng vẫn chưa thể mở rộng diện tích vì chưa tìm kiếm được nhiều khách hàng mới hay khách hàng hiện có chỉ đặt hàng theo một lượng cố định. Hay trong ngành thủy sản, diện tích sản xuất theo các tiêu chuẩn chủ yếu tập trung ở những doanh nghiệp ký kết hợp đồng nuôi và chế biến là chính. Các hộ nhỏ lẻ vẫn chưa tham gia. Có cầu ắt có cung, điều này chứng tỏ thị trường chỉ mới quan tâm tới GAP nhưng chưa thực sự tham gia tiêu thụ mạnh các sản phẩm GAP.

Xây dựng được mô hình đạt tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP, vấn đề quan trọng là phải duy trì mô hình bền vững. Thực tế cho thấy, khi tiếp cận GAP, người nông dân đã có một bước thay đổi rõ rệt về tư duy sản xuất, biết tuân thủ các quy trình kỹ thuật canh tác, nuôi trồng theo yêu cầu riêng của từng tiêu chuẩn. Đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp cũng sát cánh cùng bà con khi doanh nghiệp tiêu thụ có yêu cầu tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, thực hành nông nghiệp tốt. Doanh nghiệp cũng muốn xây dựng thương hiệu nông, thủy sản Việt Nam để chinh phục thị trường thế giới… Ngành nông nghiệp các địa phương duy trì thường xuyên các hoạt động huấn luyện GAP cho cán bộ kỹ thuật, huấn luyện nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã…Đây là những yếu tố quan trọng để các bên liên quan trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp có thể tham gia kịp thời vào chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao khi thị trường có yêu cầu, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng và toàn diện kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để sản phẩm nông nghiệp của ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, về lâu dài cần hoàn thiện hơn nữa quy trình sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP với sự tham gia của các đối tác trong và ngoài nước. Theo đó, cần có những giải pháp kích cầu thị trường đối với sản phẩm GAP. Không chỉ tư duy sản xuất cần thay đổi mà cả tư duy tiêu dùng cũng phải thay đổi. Một khi người tiêu dùng trong nước và thế giới đều nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm GAP đối với sức khỏe, môi trường, có nhu cầu sử dụng sản phẩm GAP thay cho sản phẩm nông nghiệp thông thường thì người nông dân sẽ không còn quay lưng với GAP, doanh nghiệp sẵn sàng bỏ chi phí đầu tư để xây dựng vùng nguyên liệu được cấp chứng nhận GAP và người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua sản phẩm vì lợi ích của chính bản thân mình.

MINH HUYỀN

Các tin mới:

20/6/2015
20/6/2015
20/6/2015
20/6/2015
20/6/2015
20/6/2015
20/6/2015
20/6/2015
20/6/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang