• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mô hình nào cho nông nghiệp?: Nhìn lại thực trạng

Nguồn tin:  Báo An Giang, 09/06/2015
Ngày cập nhật: 10/6/2015

Là một quốc gia có lợi thế rất lớn về nông nghiệp nhưng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam lại thấp. Một khi đời sống của nông dân – vốn chiếm khoảng 60% lao động trong xã hội – còn khó khăn thì không dễ kéo các lĩnh vực khác phát triển theo. Do vậy, xây dựng mô hình phù hợp cho nông nghiệp càng trở nên cấp bách.

Sau đổi mới, chính sách giao đất cho nông dân làm chủ đã phát huy sức lao động cần cù, sáng tạo của họ, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo nhất, nhì thế giới. Tuy nhiên, yếu điểm của chính sách này là làm cho đất đai manh mún, khó áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học – kỹ thuật cũng như xây dựng mô hình làm ăn lớn.

Chia nhỏ diện tích

“Nếu như đời ông nội tôi đi khai hoang có đến cả ngàn công đất, đến đời ba tôi cũng chia được gần 100 công thì đến thế hệ anh em chúng tôi, mỗi người chỉ còn hơn 10 công đất. Tôi có 3 đứa con, nếu tiếp tục phân chia thì sau này, mỗi đứa chắc chỉ còn 3 – 4 công. Do tâm lý ai cũng muốn sở hữu tài sản riêng, nên đất cha mẹ cho phải tách thửa ra, không thể hùn hạp làm chung được” - nông dân Trần Văn Kha (xã Tây Phú, Thoại Sơn) lý giải.

Sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Ảnh: THANH HÙNG

Đã qua rồi cái thời ruộng đất “cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi” như người ta từng miêu tả đối với miền Tây Nam Bộ. Hiện nay, tuy có một bộ phận nông dân tích tụ ruộng đất từ vài chục đến hơn trăm héc-ta nhưng nhìn chung, tổng thể đất nông nghiệp vẫn manh mún, nhỏ lẻ.

“Ngày xưa, vác bao lúa giống đi đến cuối ruộng là run chân, phải nghỉ mấy đoạn. Từ mảnh ruộng này nhìn sang mảnh ruộng kia chỉ thấy bóng người mờ mờ, không rõ là ai. Bây giờ thì bờ đê lớn, bờ đê nhỏ, đường đê “siêu nhỏ” giăng ngang, kéo dọc chằng chịt. Thậm chí, có nơi thửa đất chỉ còn 1 – 2 công, chiếc máy cày, máy cắt vừa khởi động đã đi hết chiều ngang” – anh Kha nói tiếp.

Tình trạng chia nhỏ diện tích đất ruộng đang làm khó chính người chủ đất. “Lúc trước, khi diện tích đất rộng, cả hai đầu đất đều thông ra bờ kinh, người ta chỉ cần đào đường nước chẻ giữa đất là có thể bơm tưới, rút nước dễ dàng. Khi chia tách nhiều, ruộng hình thành lớp đất mặt tiền, lớp đất giữa, lớp đất hậu. Người canh tác phía trong muốn xuống giống, sạ phân, xịt thuốc phải lệ thuộc lịch bơm nước của chủ ruộng bên ngoài. Có không ít trường hợp những người sử dụng cùng đường nước phát sinh mâu thuẫn, cự cãi nhau suốt” – nông dân Lê Văn Tân (xã Tân Phú, Châu Thành) chia sẻ.

Liên kết chưa hiệu quả

Dù diện tích nhỏ hay lớn nhưng khi nắm quyền sử dụng, mỗi nông dân lại thích lựa chọn giống lúa theo ý mình, sản xuất theo “kinh nghiệm” riêng của bản thân. Kết quả là cùng trên một vùng đất, có nhiều giống lúa khác nhau được trồng năng suất và chất lượng cũng khác nhau.

“Người ta hay đổ cho thương lái, doanh nghiệp phối trộn nhiều loại lúa để bán kiếm lời, dẫn đến chất lượng gạo của Việt Nam không đồng nhất, không xây dựng được thương hiệu. Đúng là cũng có nhiều người vì tham lợi nhuận mà phối trộn gạo cấp thấp vào gạo cấp cao. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thực tế, với tình trạng canh tác nhiều giống lúa như hiện nay, thương lái rất khó mua được thuần cùng loại giống. Nhằm nhanh chóng mua đầy ghe để còn xoay tua, thương lái buộc phải mua một số giống khác nhau” – chị Trần Thị Mỹ, thương lái mua lúa quê Chợ Mới, bộc bạch.

Trước thực trạng này, tỉnh đã triển khai nhiều mô hình liên kết nhằm định hướng nông dân sản xuất cùng loại giống chất lượng, áp dụng cùng quy trình sản xuất để hình thành thương hiệu, còn doanh nghiệp lo đầu ra ổn định. Ý tưởng là vậy nhưng khi triển khai, các mô hình “Cánh đồng lớn”, “Cánh đồng liên kết”,”Cánh đồng hợp tá”… cũng mới chỉ chiếm hơn 10% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh. Ngay cả trên diện tích khiêm tốn ấy, nhiều mô hình vẫn chưa phát huy hiệu quả.

Theo một lãnh đạo ngành Nông nghiệp, không ít trường hợp doanh nghiệp vì muốn có vùng nguyên liệu để đủ điều kiện xuất khẩu, đã đến địa phương “đặt hàng” nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, từ giai đoạn xuống giống đến suốt quy trình sản xuất, họ không hề theo dõi. Đến ngày thu hoạch, họ thỏa thuận mua không cao hơn giá thị trường nên nông dân bán ra bên ngoài. Kết quả là doanh nghiệp vẫn có vùng nguyên liệu trên “giấy tờ” để đủ điều kiện xuất khẩu nhưng thực tế, mô hình gần như không tồn tại.

Theo Ths. Lê Minh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, sản lượng lúa của An Giang gần như đã “đội nóc” và đang tăng trưởng chậm lại. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng mô hình liên kết có hiệu quả, khắc phục tình trạng sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ, phân tán. Qua đó, đầu tư nhiều hơn hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

TỔ PV KINH TẾ

Các tin mới:

10/6/2015
10/6/2015
10/6/2015
10/6/2015
10/6/2015
10/6/2015
10/6/2015
10/6/2015
10/6/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang