• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Những “kỹ sư không bằng cấp”

Nguồn tin:  Báo An Giang, 25/05/2015
Ngày cập nhật: 26/5/2015

Dù là những nông dân tay lấm chân bùn nhưng họ vẫn đam mê sáng tạo. Những chiếc máy “made in nông dân” này dù chưa hoàn hảo nhưng vẫn mang lại lợi ích đáng kể cho công việc nhà nông.

Giảm bớt cực nhọc

Chỉ học hết lớp 3 trường làng nhưng xuất phát từ niềm đam mê, ông Phan Văn Đậm, ngụ ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú - An Giang), vẫn miệt mài chế tạo chiếc máy tưới rẫy. Chiếc máy ra đời từ mong muốn giảm bớt cực nhọc cho người nông dân canh tác hoa màu. Tuy nhiên, để có được kết quả như hôm nay, ông Đậm phải bỏ công mày mò, tìm tòi và không ít lần thất bại.

“Trình độ kiến thức cơ khí không có nên tôi phải tự học là chính. Vì vậy, để hoàn thành chiếc máy tưới rẫy tôi mất khá nhiều thời gian. Nhiều chi tiết như phao nổi, độ nghiêng của vòi phun tôi phải cải thiện rất nhiều lần để đảm bảo máy hoạt động tốt nhất” - ông Đậm chia sẻ.

Chiếc máy tưới rẫy của ông Đậm

Chiếc máy tưới rẫy của ông Đậm có động cơ là linh kiện nhập khẩu. Phần sáng tạo chủ yếu nằm ở cách thiết kế để khi động cơ hoạt động, có thể bơm nước lên vòi phun. Vòi phun sẽ phun nước hình cánh quạt và lực đẩy của nước sẽ làm cho máy di chuyển trong rãnh đã được nông dân thiết kế giữa hàng hoa màu. Hiện nay, chiếc mày này được nông dân nhiều nơi đánh giá cao và đặt hàng mua.

Ngoài máy tưới rẫy, ông Đậm còn nghiên cứu thêm chiếc máy cưa cây. Máy được sáng tạo dựa trên nền tảng máy cắt cỏ nhưng cải tiến về cần máy. Nếu máy cắt cỏ có cần máy dài tối đa 1,5m thì chiếc cần máy cưa dài đến 3m. Khi sử dụng, người nông dân đeo phần động cơ sau lưng và cầm chiếc cần máy thao tác theo ý muốn.

“Chiếc máy đã được thay lưỡi cắt cỏ bằng lưỡi cưa gỗ nên có thể dùng để cắt bớt những nhánh cây thừa trong vườn hoặc phát quang đường dây điện. Vì vậy, nó đặc biệt hữu ích cho nông dân làm vườn hoặc những thợ điện khi muốn bảo vệ lưới điện” - ông Đậm thật tình.

Thay lao động chân tay

Cùng là “kỹ sư chân đất” như ông Đậm, anh Nguyễn Hoàng Phong, ngụ ấp Bình Thuận, xã Bình Long (Châu Phú), cũng say mê công việc chế tạo máy cơ khí. Dù chỉ học hết lớp 5 nhưng từ nhỏ, anh Phong đã theo cha học hỏi nghề hàn tiện. Với niềm đam mê mãnh liệt, anh nuôi quyết tâm lớn lên sẽ trở thành một tay thợ lành nghề. Tuy nhiên, quá trình sống gắn bó với nghề nông đã thôi thúc anh chế tạo những chiếc máy có ích cho việc nông điền. Hiện thực hóa mong muốn của mình, anh Phong bắt tay vào chế tạo hệ thống rải - đùa lúa trong lò sấy.

Về mặt kỹ thuật, chiếc máy này sẽ giảm thiểu nhân công hoạt động tại lò sấy. “Máy có thể hứng lúa từ ghe chuyển lên băng tải rồi rải đều, cào bằng trong lò sấy. Khi lúa sấy xong, máy sẽ đùa lúa trở lại băng tải để chuyền xuống ghe. Hiện tại, tôi đã thực hiện lắp ráp được vài chục máy cho bà con khắp nơi trong, ngoài tỉnh” - anh Phong bật mí.

Anh Phong và chiếc máy thu gom rơm

Với thành công từ hệ thống rải - đùa lúa trong lò sấy, anh Phong đã nhận được giải nhì trong cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật năm 2012 của tỉnh. Dù đạt được thành công nhưng anh Phong vẫn chưa hết đam mê. Anh vẫn tiếp tục nghiên cứu chiếc máy gom rơm với mục đích phục vụ cho những hộ dân trồng hoa màu, trồng nấm và chăn nuôi bò. Sau nhiều lần “tháo ra lắp vô”, chiếc máy đã ra đời như mong muốn của anh. Hiện máy hoạt động khá hiệu quả, năng suất có thể đạt 40 công đất/ngày.

“Tôi chế tạo chiếc máy này trên cơ sở máy chở lúa. Tuy nhiên, tôi bổ sung thêm băng tải rơm và hệ thống cào rơm. Ngoài ra, máy còn được gắn thêm thùng ben, có thể đổ rơm bất cứ đâu theo yêu cầu của bà con. Trước mắt, tôi sẽ gắn thêm hệ thống hút lúa rơi (lúa nền) tại ruộng. Nếu hệ thống được thử thành công, máy sẽ còn hữu ích cho nông dân hơn nữa” - anh Phong cho biết.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Phú Huỳnh Minh Ngọc nhận định: “Những nông dân như anh Phong, ông Đậm là điển hình cho ý chí ham học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu. Họ là những nông dân có tư duy mới, luôn có đóng góp tích cực vào quá trình phát triển nông nghiệp tại địa phương”

THANH TIẾN

Các tin mới:

26/5/2015
26/5/2015
26/5/2015
26/5/2015
26/5/2015
26/5/2015
26/5/2015
26/5/2015
26/5/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang