• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp chống dư thừa nông sản

Nguồn tin:  Báo An Giang, 19/05/2015
Ngày cập nhật: 20/5/2015

Câu chuyện dưa hấu miền Trung, hành tím Sóc Trăng, củ sắn ở An Giang dội chợ, rớt giá, khó tiêu thụ trong thời gian gần đây càng thúc đẩy nông dân, các ngành chức năng tìm giải pháp chống dư thừa nông sản. Trong đó, quy hoạch căn cơ và sản xuất thông minh là những cách làm cần thiết.

Từ “rải vụ”…

5 năm trở lại đây, nông dân (ND) 3 xã cù lao Bình Phước Xuân, Mỹ Hiệp, Tấn Mỹ (Chợ Mới) đã đồng loạt chuyển từ đất trồng lúa, đất vườn tạp sang trồng xoài Đài Loan (còn gọi là xoài 3 màu), với diện tích trên 1.300 héc-ta. Ruộng lúa ngày nào đã chuyển thành vườn xoài, cho giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần cây lúa. Những năm qua, để tránh tình trạng xoài trúng mùa, rớt giá, những hộ trồng xoài ở 3 xã cù lao đã tổ chức sản xuất “rải vụ”, nghĩa là xử lý cho xoài ra hoa bất cứ lúc nào trong năm để tránh tình trạng dư thừa sản lượng.

Theo quy luật, cứ vào các dịp rằm tháng 7 âm lịch, Noel và Tết Nguyên đán hàng năm, xoài có giá từ 55.000 – 65.000 đồng/kg. ND đã “canh” thời điểm này cho xoài ra hoa trái vụ nhằm bán được giá cao. “ND trồng xoài ở Bình Phước Xuân không còn lo lắng việc trúng mùa, rớt giá như thời gian qua. Bên cạnh cho xoài ra hoa trái vụ, người trồng xoài còn làm ăn hợp tác. Thông qua mô hình Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) kiểu mới, chúng tôi tập hợp thành một tổ chức mua chung, bán chung và phân chia diện tích để xoài ra hoa trái vụ, tránh tình trạng dư thừa” – ông Thái Văn Nhẫn, nông dân trồng xoài xã Bình Phước Xuân, chia sẻ.

…đến những giải pháp căn cơ

“Để chống dư thừa nông sản, trước mắt, nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch nông nghiệp. Trong quy hoạch này, các nhà hoạch định đã tính toán và khuyến khích trồng cây gì, nuôi con gì hoặc nuôi ở vùng nào. Nếu 10 năm qua, nông dân trong tỉnh tuân thủ quy hoạch nuôi cá tra thì sẽ không có tình trạng dư thừa nguyên liệu” – ông Nguyễn Thành Tâm, TX. Tân Châu, nói.

Theo nhiều nông dân, để quy hoạch đạt hiệu quả và nông dân thực sự tuân thủ thì vùng nguyên liệu phải gắn với nhà máy chế biến, giúp nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. “Nếu vùng nguyên liệu một nơi, nhà máy chế biến một nẻo thì chỉ tính riêng chi phí vận chuyển sản phẩm từ vùng nguyên liệu về nhà máy là đã quá tốn kém. Từ đó, giá thành đội lên, sản phẩm sẽ khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại ở những địa phương khác” – ông Diệp Thành Nam, nông dân TP. Long Xuyên, chia sẻ.

ĐBSCL nói chung, An Giang nói riêng có thế mạnh trong sản xuất trái cây nhiệt đới. Song, mỗi khi trái cây thu hoạch rộ (chính vụ) thì sản phẩm luôn bị rớt giá, nhà vườn lao đao. Sản phẩm bán ra thị trường thì nhiều mà tiền thu về chẳng bao nhiêu. “Chúng ta thiếu công nghệ tồn trữ để khi vào vụ thu hoạch rộ trái cây, các doanh nghiệp sẽ đứng ra mua vào rồi đưa vô kho lưu trữ, chờ đến qua vụ thì bán ra. Công nghệ tồn trữ sẽ góp phần điều tiết sản lượng, giá cả để chống tình trạng dư thừa như hiện nay. Ở Nhật Bản, chỉ riêng trái xoài, nước này đã có một công nghệ bảo quản đến 6 tháng sau mà vẫn đảm bảo về mặt chất lượng…” – ông Lê Thành Lập, Phó Chủ tịch Liên minh HTX An Giang, chia sẻ.

Ngoài giải pháp tuân thủ quy hoạch, phân công trồng sản phẩm với diện tích hợp lý, phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ, đưa công nghệ tồn trữ vào quá trình sản xuất để chống dư thừa về mặt sản lượng thì việc đầu tư nhà máy chế biến tại chỗ cũng là giải pháp chống dư thừa nông sản hiệu quả. Cần xây dựng lại hệ thống phân phối sản phẩm mang tính căn bản để thông qua hệ thống này, sản phẩm nhanh chóng đến tận tay người tiêu dùng một cách sớm nhất, giá hợp lý nhất. Hệ thống này cũng sẽ góp phần đưa sản phẩm đến được cả hai thị trường nội địa và xuất khẩu, giải quyết tận gốc tình trạng dư thừa nông sản.

“Thế giới bây giờ đã bước vào thời kỳ hội nhập sâu và rộng thông qua các diễn đàn hợp tác kinh tế đa phương, mang tính toàn cầu… Vì vậy, cách làm ăn riêng lẻ của nông dân là không còn phù hợp với xu thế hiện nay. Mới đây, tỉnh đã có chủ trương vận động nông dân đi vào con đường làm ăn hợp tác thông qua mô hình HTXNN kiểu mới, gắn sản xuất với tiêu thụ. Tôi nghĩ bà con ND trong tỉnh cần hưởng ứng chủ trương này để quá trình sản xuất sắp tới không còn tình trạng được mùa, rớt giá” – ông Lê Thành Lập kêu gọi.

MINH HIỂN

Các tin mới:

20/5/2015
20/5/2015
20/5/2015
20/5/2015
20/5/2015
20/5/2015
20/5/2015
20/5/2015
20/5/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang