• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Quả ngọt" từ nông nghiệp đô thị tại TPHCM

Nguồn tin:  VGP, 14/05/2015
Ngày cập nhật: 15/5/2015

Nhờ những chuyển đổi kịp thời, mạnh mẽ, nông nghiệp TPHCM đã dần chuyển sang một nền nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống người dân, nhất là tại các vùng ngoại thành.

Trồng lan cắt cành Mokara tại vườn lan của ông Nguyễn Văn Xuân, ấp Trung, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TPHCM. Ảnh: VGP/Đăng Lãm

Năm 2004, TPHCM phê duyệt chương trình phát triển hoa, cây cảnh và cá cảnh. Đó là bước “tái cơ cấu” đầu tiên của ngành nông nghiệp Thành phố, theo hướng chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống với lúa là cây trồng chính sang nền nông nghiệp đô thị với hoa, cây cảnh, cá cảnh, bò sữa, rau an toàn… có giá trị kinh tế cao hơn.

Khẳng định nền nông nghiệp đô thị

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cho biết, giai đoạn 2011 - 2014, GDP ngành nông nghiệp Thành phố tăng bình quân 5,8%/năm trong khi con số này của cả nước vào khoảng 3%/năm. Riêng năm 2014, con số này tăng 5,8% (cả nước là 3,3%) so cùng kỳ năm 2013.

Có được “quả ngọt” ngày hôm nay là kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ đầu những năm 2000. Còn nhớ, nông nghiệp Thành phố những năm 1990 gần như dẫm chân tại chỗ với mức tăng trưởng trên dưới 1%/năm, rất thấp so với bình quân cả nước. Đó là hậu quả của “cơn sốt” đất đai lần đầu bùng nổ. Khi đó, làn sóng đô thị hóa làm cho người nông dân bỏ bê sản xuất, bỏ hoang ruộng đồng, chỉ nghĩ đến chuyện sang nhượng đất đai khi giá cả tăng đến chóng mặt.

Phải mất một thời gian, ngành nông nghiệp Thành phố mới xác định được nếu muốn phát triển phải tìm những cây, con phù hợp với thị trường tại đây và có giá trị cao hơn cây lúa. Khởi đầu với 2 cây (rau an toàn, dứa Cayen) và 2 con (bò sữa, tôm sú), đến nay TPHCM đã định hình được thế mạnh về rau an toàn, hoa kiểng, cá cảnh, bò sữa, tôm nước lợ. Nhờ định hướng này, sản xuất nông nghiệp đã khởi sắc trở lại.

Thành phố khuyến khích và tạo điều kiện chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả do năng suất thấp (trên dưới 2 tấn/ha/vụ so với vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 5 tấn/ha/vụ) sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: Hoa lan, rau an toàn, cá cảnh, bò sữa. Năm 2014, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác là 325 triệu đồng, tăng 15,2% so với năm 2013 và tăng 2 lần so với năm 2010 (158 triệu đồng). Trong khi đó, bình quân cả nước hiện đạt 100 triệu đồng/ha/năm.

Năm 2014, TPHCM tiếp tục triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng: Chuyển từ phát triển chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu sang chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất bằng giá trị và lợi nhuận. Cụ thể, đã lấy Khu Nông nghiệp Công nghệ cao xây dựng trước đó làm mô hình để mở rộng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị, gia tăng sản lượng.

Thành phố đã triển khai xây dựng trang trại bò sữa kiểu mẫu theo công nghệ của Israel để người dân học tập và áp dụng. Khẳng định vai trò là một trung tâm sản xuất và cung ứng giống cây, con; năm 2014, các doanh nghiệp tại TPHCM đã xuất khẩu sang các nước như Hà Lan, Italy, Campuchia 415 tấn hạt giống các loại như ngô, rau, đậu, hoa, cây ăn trái.

Các doanh nghiệp trên địa bàn cũng bước đầu xuất khẩu được hoa lan cắt cành sang Campuchia, cây sứ ghép sang Nhật Bản hay gần 1.000 tấn rau quả như bí đỏ, bắp cải, rau thơm các loại, nghệ đen… sang nhiều nước trên thế giới. Trong năm 2014, 11 triệu con cá cảnh, 16.000 cá sấu giống cùng khoảng 1.500 bộ da cá sấu muối và thuộc đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước châu Âu. Đây cũng là nơi cung ứng gần 1 triệu lợn giống, 24.000 con giống bò sữa cho người nuôi ở khắp cả tỉnh, thành phố trong cả nước.

Quan trọng là cơ chế, chính sách

Có thể nói, việc phát triển nông nghiệp đô thị sẽ chỉ là định hướng. Nếu không có những chủ trương, chính sách khuyến khích người dân và nhà đầu tư vào nông nghiệp thì sẽ khó có được kết quả như ngày hôm nay.

Năm 2006, TPHCM đã ra Quyết định 105 nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị năng suất cao, sản xuất tập trung. Những quyết định này luôn được Thành phố sửa đổi, cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế. Tới năm 2011, TPHCM đã ra Quyết định 36 thay thế để hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.

Đến năm 2013, TPHCM ra Quyết định 13 phù hợp với việc cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới. Theo đó, Thành phố hỗ trợ lãi suất tùy theo hạng mục, cao nhất là 100% với thời gian tùy theo lĩnh vực đầu tư và có thể lên đến 5 năm. Đến cuối năm 2014, sau khi có những kiến nghị từ 5 huyện ngoại thành, TPHCM đã ra Quyết định 40 nhằm bổ sung thêm danh mục các đối tượng được hưởng ưu đãi bên cạnh việc tăng thời gian lãi vay.

Với chủ trương phù hợp này, 1 đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay đã huy động được 32 đồng vốn xã hội từ người dân, các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp làm thay đổi hoàn toàn nền nông nghiệp tại các vùng ngoại thành. Từ đó, nhiều mô hình của nền nông nghiệp đô thị như trang trại trồng lan kết hợp làm du lịch sinh thái, trại bò sữa ứng dụng công nghệ cao ở Củ Chi được nhiều tỉnh, thành phố khác đánh giá cao, coi là tiêu biểu để tìm hiểu, học tập.

Việc chuyển đổi không phải lúc nào cũng diễn ra trơn tru, "xuôi chèo mát mái". Sau hơn 10 năm chuyển đổi, bên cạnh chủ trương đúng, Thành phố đã không ngừng cập nhật, bổ sung những chính sách để phù hợp với thực tế, khuyến khích người dân. Từ đó, ngành nông nghiệp Thành phố đã có những khởi sắc, thu nhập của người dân được cải thiện. Nhờ việc tái cấu trúc này, thu nhập bình quân người dân ngoại thành đã bằng 80,5% người dân nội thành, tức là khoảng cách được rút xuống còn 1,2 lần so với 1,8 lần trước đó.

Đăng Lãm

Các tin mới:

15/5/2015
15/5/2015
15/5/2015
15/5/2015
15/5/2015
15/5/2015
15/5/2015
15/5/2015
15/5/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang