• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lão nông mê sáng chế

Nguồn tin:  Báo An Giang, 06/05/2015
Ngày cập nhật: 7/5/2015

Ông Nguyễn Văn Dũng (ấp Bình Phú, xã Bình Thủy, Châu Phú, An Giang) - Một nông dân chân chất nhưng luôn tự mày mò, sáng chế ra nhiều loại máy, thiết bị để giúp bà con nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị lợi nhuận, tăng giá trị kinh tế gia đình. Đến nay, ông Dũng đã sáng chế trên 10 loại máy, thiết bị có tính ứng dụng cao, đạt nhiều giải thưởng có giá trị.

Là nông dân nên ông Dũng rất hiểu và thấm thía sự khó khăn của người dân trồng rẫy, dù trúng mùa được giá nhưng cuối cùng tiền công lao động, chi phí sản xuất… đã chiếm phần lớn lợi nhuận. Năm 2007, khi cây đậu nành không còn hiệu quả, thì cây mè đen là loại cây màu trồng cạn, sức chịu nóng kém nên cần phải có rãnh thoát nước. Làm bằng thủ công bằng len, cuốc thì chi phí cao, rãnh không đồng đều.

“Từ đó, tôi đã suy nghĩ và sáng tạo ra một bộ phận làm rãnh thoát nước. Thiết bị bao gồm một cây cày hai mang và cải tiến bông xới, lắp đặt vào một máy xới tay có công suất 15 mã lực. Công suất máy hoạt động từ 1 – 2 héc-ta/ngày, rãnh được đánh máy nên rất đều, đất tơi xốp. Đặc biệt, thiết bị giúp giảm hơn 30% chi phí so với lao động thủ công”- ông Dũng phân tích.

Ông Dũng vận hành máy đánh rãnh cho cho cây mè

Từ thành công đó, ông Dũng sáng tạo ra máy sạ mè, với một lao động trong ngày có thể có thể xuống giống từ 5 – 7 héc-ta, chi phí thuê xuống giống chỉ bằng 60% so với xuống giống thủ công. Máy sạ mè giúp bà con đỡ hao hụt giống hơn so với sạ tay, tiến độ xuống giống nhanh, có độ đồng đều cao.

Nhờ có những giải pháp hữu hiệu trong canh tác mè đã đem lại hiệu quả cao. Năm 2011, địa phương lại có phong trào trồng cây đậu bắp, tốn nhiều công sạ phân, tổn thất thu hoạch và tiền thuê nhân công cắt đậu cao, rầy xanh cắn phá nên ông Dũng tìm tòi nghiên cứu nhiều loại máy, như: Máy phun xịt, máy bón phân, máy cắt đậu bắp, máy bắt rầy xanh.

Những sản phẩm này có điểm chung là đều giảm được tối đa công lao động, tiết kiệm chi phí, giảm 30 – 40% lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… Với thiết bị máy bón phân cho cây đậu bắp, ông Dũng đã đạt giải thưởng sáng tạo khoa học-kỹ thuật của Sở Khoa học và Công nghệ, vì loại máy này cũng có thể sử dụng trên các loại cây trồng theo hàng khác.

Hiện nay, thiết bị đánh rãnh thoát nước được tiêu thụ mạnh nhất vì đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất của nông dân, không chỉ áp dụng cho cây mè mà có thể sử dụng cho tất cả cây trồng theo hàng. Ông Dũng là người thiết kế, sau đó thuê cơ sở hàn tiện gia công, không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đến tìm mua sản phẩm. Do giá rẻ (trên 3 triệu đồng/thiết bị đánh rãnh) nhưng hiệu quả đem lại cao nên chỉ riêng trong năm 2014, ông Dũng đã cho xuất xưởng trên 150 thiết bị. Trong đó, một Việt kiều ở Lào đã tìm mua máy sạ mè, một thiết bị đánh rãnh đem về nước sử dụng và bán 5 thiết bị qua Campuchia. “Sắp tới, tôi định mở cơ sở gia công ngay tại nhà để có thêm điều kiện, thời gian nghiên cứu chế tạo thêm nhiều loại máy mới phục vụ bà con nông dân”- ông Dũng bộc bạch.

Từ đầu năm đến nay, ông Dũng đã nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm mới, như: Máy tưới “di động” cho cây màu “3 trong 1”, máy bắt rầy xanh cho cây đậu bắp Nhật, máy cắt cỏ, mè, bắp và máng uống tự động có điều chỉnh nước phục vụ chăn nuôi bò thịt, sữa. Với máy cắt cỏ, mè, bắp, chỉ với một lao động có thể cắt từ 5.000 - 7.000m2/ngày, trong khi lao động thủ công chỉ có thể cắt khoảng 1.000m2/ngày/người, do đó, tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Còn với máng uống có điều chỉnh nước, nhờ hệ thống tự động nên chỉ cần một người điều khiển đưa nước vào các máng uống được lắp đặt với mực nước vừa phải cho bò uống. Nhờ vậy, hạn chế thấp nhất nước rơi vãi trên nền, vừa tiết kiệm nước, vừa tiết kiệm nhân công mà giá thành lại rẻ…

Box: Hiện nay, ông Dũng được trang trại bò sữa Phúc An (tỉnh Sóc Trăng) mời đến làm “kỹ sư” lắp đặt hệ thống tưới nước tự động và các máng nước cho bò uống tại trang trại. “Năm 2015, tôi sẽ đăng ký dự thi thiết bị cắt cỏ ứng dụng cắt mè và sản phẩm máng uống nước cho bò. Ngoài ra, do tình hình lúa thu hoạch bị hao hụt nhiều, tôi đang tiếp tục nghiên cứu máy hút lúa ngoài ruộng để hạn chế hao hụt ở mức thấp nhất, vừa vệ sinh đồng ruộng cho vụ sau” - ông Dũng chia sẻ.

ÁNH NGUYÊN

Các tin mới:

7/5/2015
7/5/2015
7/5/2015
7/5/2015
7/5/2015
7/5/2015
7/5/2015
7/5/2015
7/5/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang