• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông nghiệp thiệt hại hàng chục tỉ đồng mỗi ngày vì hạn hán

Nguồn tin:  Kinh Tế Sài Gòn, 04/05/2015
Ngày cập nhật: 6/5/2015

Trong 4 năm trở lại đây, cứ đến tháng 3, tháng 4 các tỉnh phía Nam luôn ở trong tình trạng thiếu nước do hạn hán kéo dài.

Mùa mưa năm nay đến trễ khiến cho thiệt hại đối với ngành nông nghiệp gia tăng từng ngày, và theo một nguồn tin từ Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, con số thiệt hại mỗi ngày trễ mưa lên đến hàng chục tỉ đồng.

Thông thường mùa mưa ở Nam bộ bắt đầu vào giữa tháng Tư, nhưng cho đến nay, phần lớn các tỉnh thành ở miền Nam vẫn chưa có mưa hoặc mưa không đáng kể.

Nguồn tin từ Cục Trồng trọt đề nghị không nêu tên cho rằng khó mà có thống kê chính xác về con số thiệt hại do hạn hán vì trong những năm qua, trong phần thống kê báo cáo của Cục trồng trọt khi có hạn hán chỉ đưa ra diện tích cây trồng thiếu nước, bị thiệt hại hay mất trắng mà không thống kê được số tiền thiệt hại cụ thể.

"Rất khó để đánh giá đúng những thiệt hại về kinh tế đối với diện tích cây trồng bị mất trắng do hạn hán," ông nói.

Ông cũng cho biết thêm, vào thời điểm hiện tại, do chưa có mưa nên Cục Trồng trọt dự báo năng suất giảm 20%, nhưng nếu tiếp tục nắng nóng kéo dài, lúc đó, thiệt hại đối với một số loại cây trồng có thể sẽ lên đến 50%.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, nhiều khu vực không có mưa như Phan Rang, Phú Quý (Bình Thuận), Bạc Liêu, Cao Lãnh (Đồng Tháp, Châu Đốc (An Giang), Cần Thơ... một số vùng khác có lượng mưa rất thấp, chỉ tương đương 8 - 32% lượng mưa trung bình hằng năm.

Cụ thể, tại Đông Hà (Quảng Trị) chỉ có 20mm, tương đương 11%, Nha Trang là 41 mm, tương đương 32%, Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) là 17mm (13%), Bảo Lộc (Lâm Đồng) là 54mm (29%), các tỉnh ĐBSCL như Sóc Trăng chỉ có 15mm (17%), Mỹ Tho (Tiền Giang) chỉ có lượng mưa 5mm, tương đương 8% so với cùng kỳ những năm trước.

Chính điều này đã khiến các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ có 58.300 héc ta bị hạn nặng. Các tỉnh bị hạn lớn nhất là Đăk Lăk với gần 41.300 héc-ta, trong đó có gần 32.500 héc-ta cà phê, tiếp đến là Gia Lai với 8.255 héc-ta, Bình Phước là 7.800 héc-ta, Đăk Nông là gần 1.100 héc-ta.

Theo ước tính của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), do hạn hán kéo dài, các tỉnh Tây Nguyên thiếu hụt nguồn nước tưới, một số địa phương có mưa nhưng lượng nước thấp hơn 10 - 30% so với trước, vì thế, sản lượng cà phê trong niên vụ tới ước tính giảm khoảng 20%. Hiện cả nước có khoảng 622.000 héc ta cà phê, trong đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm khoảng 90% tổng diện tích. Năng suất trung bình vào khoảng 2,4 tấn/héc ta.

Theo Bộ NN&PTNT, diện tích cây trồng bị thiệt hại sẽ tiếp tục tăng lên nếu trong những tuần tới vẫn không có mưa, nhiều khả năng các tỉnh Khành Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận sẽ thiếu nước cho vụ hè thu. Diện tích dự kiến không thể canh tác do thiếu nước lên đến 44.000 héc ta, chiếm 38% tổng diện tích đất nông nghiệp của các tỉnh này.

Hạn hán cùng với sự thay đổi thời tiết bất thường đã khiến các hộ dân trồng hồ tiêu ở các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên bị mất mùa từ 10 - 55% so với vụ trước. Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, tỉnh chịu thiệt hại lớn nhất là Gia Lai khi năng suất tại nhiều hộ trồng hồ tiêu giảm đến 40%, Đắk Lắk giảm 30%, Bình Phước, Đăk Nông giảm khoảng 10 - 15%. Tại tỉnh Đồng Nai, khảo sát của VPA cho thấy năng suất tại huyện Cẩm Mỹ giảm gần 10%, còn ở huyện Xuân Lộc là hơn 55% so với năm trước.

Ngoài ra, hạn hán kéo dài khiến các tỉnh ven biển phía Nam đối mặt với tình hình nước biển xâm nhập sâu vào đất liền. Cụ thể, tính từ cửa sống, xâm nhập mặn trên các sông Tiền, sông Hâu hiện đã lên đến là 40km. Còn trên hệ thống sông Vàm Cỏ, ranh mặn 4,0 g/l đã xâm nhập sâu vào gần 80km. Đây là sự xâm nhập mặn sâu hơn thời kỳ mùa khô năm 2012 khoảng 20km.

Tự Phong

Các tin mới:

6/5/2015
6/5/2015
6/5/2015
6/5/2015
6/5/2015
6/5/2015
6/5/2015
6/5/2015
6/5/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang