• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bấp bênh giá nông sản

Nguồn tin:  Báo Quảng Ngãi, 03/05/2015
Ngày cập nhật: 4/5/2015

Một mùa vụ đầu năm mà bao bất ngờ quanh giá nông sản. Khi thì giá cao ngất, lúc lại tụt giảm nặng, khiến hàng vạn nông dân trong tỉnh lao đao. Đã đến lúc chính quyền và ngành chức năng vào cuộc mạnh mẽ hơn để nông dân yên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống.

Ớt, cau giá tăng cao

Đầu vụ, nông dân trồng ớt trong tỉnh vui mừng vì giá bán lên đến 35 nghìn đồng/kg. Sau gần một tháng khi ớt chín rộ, giá giảm còn khoảng 28 nghìn đồng/kg. “Với cây ớt, giá đạt khoảng 25 nghìn đồng/kg thì nông dân thu lãi khoảng 30 triệu đồng/sào. Chẳng cây gì cho lợi nhuận cao bằng cây ớt khi giá đứng ở mức này” - ông Trần Thanh Trạng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi) cho biết.

Nhiều diện tích đất trồng mì ở Sơn Kỳ (Sơn Hà) được người dân chuyển sang trồng mía.

Ở xã Nghĩa Hà có hàng trăm hộ nông dân trồng ớt. Mùa ớt chín năm nay, mỗi ngày có 5 - 7 chiếc xe tải lớn về “ăn hàng”. Ớt được các chủ vựa nhặt sạch cuống, xuất bán sang Trung Quốc, Hàn Quốc. Theo tính toán của nông dân, với giá ớt xấp xỉ 30 nghìn đồng/kg, gia đình nào trồng khoảng 4 sào ớt thì cứ 4 - 6 ngày sẽ sắm được một chỉ vàng từ tiền bán ớt. Vòng đời của cây ớt khoảng 4 - 5 tháng. Nếu chăm sóc tốt, duy trì mức độ cho trái đều đặn và giá bán ổn định thì một mùa ớt, gia đình nào có khoảng 4 sào ớt có thể cho thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Còn về giá cau, chưa năm nào cau lại được giá như năm nay. Sau nhiều năm cau cho chẳng ai hái, giờ là lúc cau “lên hương”. Thương lái đổ về khắp nơi tìm mua cau nhưng hầu như diện tích cau đã bị thu hẹp, cộng thêm mất mùa, nên sản lượng cau mua được chẳng đáng kể. Giá cau tươi ở chợ có lúc lên đến 10 nghìn đồng/quả. Đặc biệt, loại cau đẹp dùng để làm lễ cưới, hỏi thì có lúc giá đến 500 nghìn đồng/nhánh.

Dưa, mì ì ạch

Những ngày qua, tại Quảng Ngãi đã dấy lên phong trào mua dưa giúp nông dân. Quả thực, người trồng dưa chưa bao giờ được quan tâm như thời điểm này. Tuy thế, việc mua dưa chỉ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân thì sản lượng dưa còn tồn đọng không phải là ít. Người trồng dưa cảm thấy ấm lòng hơn khi được ủng hộ tiêu thụ dưa, chứ chưa thể khẳng định vụ dưa này “trúng”.

Đối với cây mì, trong vòng 5 năm trở lại đây chưa năm nào mà sản lượng và giá cả lại thấp như năm nay. Liên tiếp trồng mì, đất bạc màu, sản lượng tụt giảm là tất yếu. Nhà máy mì Tịnh Phong lại đang trong giai đoạn di dời cũng ảnh hưởng đến hoạt động thu mua, chế biến. Quan trọng hơn là thị trường xuất khẩu tinh bột mì cũng có chiều hướng giảm, dẫn đến doanh nghiệp cũng dè chừng việc thu mua, chế biến mì.

Nông dân cần trợ giúp

Trước tình trạng giá cả nhiều loại nông sản xuống thấp, thậm chí là sản phẩm làm ra bán không được, nông dân nhiều nơi trong tỉnh ồ ạt chuyển đổi cây trồng.

Trên những cánh đồng mì ven sông Rin của huyện Sơn Hà nhiều hộ sau khi thu hoạch xong không tiếp tục trồng mì nữa mà chuyển sang trồng mía. Ông Đinh Xu, thôn Làng Rê, xã Sơn Kỳ (Sơn Hà) lý giải: “Trồng mì bán khó quá. Trồng mía có nhà máy bao tiêu sản phẩm, đỡ lo ế, thua lỗ”. Giá mía hiện tại thu mua tại ruộng của Công ty CP Đường Quảng Ngãi vào khoảng 900 nghìn đồng/tấn khiến nông dân an tâm hơn.

Tại các cánh đồng rau màu khác trong tỉnh, khi mùa này ớt giá cao, nhiều nông dân lại có ý định sẽ chuyển toàn bộ diện tích màu của gia đình sang trồng ớt. Thế nhưng vụ ớt năm ngoái, khi thị trường xuất sang Trung Quốc bị ngưng trệ đã làm cho cây ớt điêu đứng trong nhiều tháng trời, thậm chí nông dân đã chặt bỏ ớt khi ớt vẫn còn cho trái.

Bài học được rút ra là nếu phát triển quá mức diện tích một loại cây trồng nào đó thì thị trường nông sản sẽ thừa thãi, giá cả sẽ thấp. Đây là bài học mà rất nhiều nông dân đã phải trả bằng mồ hôi, công sức và vốn đầu tư. Chính quyền và ngành chức năng cần phải vào cuộc cùng nông dân tìm giải pháp tiêu thụ và nâng giá nông sản. Đồng thời giúp nông dân định hướng thị trường để chọn giống cây trồng thích hợp, nhằm tránh tình trạng thay đổi cây trồng theo “phong trào” để rồi cứ mãi bị xoáy vào cái vòng lẩn quẩn trồng-chặt-trồng.

THANH NHỊ

Các tin mới:

4/5/2015
4/5/2015
4/5/2015
4/5/2015
4/5/2015
4/5/2015
4/5/2015
4/5/2015
4/5/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang