• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Yên: Nông sản mất mùa vì nắng nóng kéo dài

Nguồn tin:  Báo Phú Yên, 17/04/2015
Ngày cập nhật: 19/4/2015

Anh La Lan Tạ cho biết do nắng nóng, đất cứng nên cần rất nhiều nhân công mới có thể nhổ hết rẫy sắn này - Ảnh: T.HÀ

Nắng nóng kéo dài đã khiến cho những cây trồng chủ lực của nông dân ở các huyện miền núi như sắn, mía phần chết vì khô hạn, phần giảm năng suất.

Nông sản mất mùa

Anh La Lan Ngớt (thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên), cho biết: “Năm 2014, trời nắng nóng kéo dài liên tục. Thỉnh thoảng trong năm cũng có vài đợt mưa nhưng chẳng thấm vào đâu. Nước suối thì khô hạn, trơ cả sỏi; cây trồng “ăn” hoàn toàn bằng nước trời nên không có mưa xuống là không lên nổi. Từ tháng 5, tháng 6 năm trước, khi xuống giống sắn, đã chết một nửa diện tích vì khô hạn. Đến nay, khi bắt đầu thu hoạch thì chỉ còn lưa thưa mỗi nơi một cây”.

Không chỉ bị thiệt hại lúc xuống giống, trời nắng hạn còn khiến cho mùa màng trễ nãi, thu hoạch khó khăn hơn. Anh La Lan Tạ, thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, chia sẻ: “Thông thường, phải thu hoạch sắn từ đầu tháng 2 âm lịch, nhưng phải đợi mưa xuống để đất mềm dễ nhổ. Tuy nhiên, đợi mãi mà trời không mưa. Chẳng còn cách nào nên tôi phải thuê nhiều công lao động để nhổ sắn, chuẩn bị đất cho vụ tiếp theo. Hiện tại, tiền thuê công lao động nhổ sắn 120.000 đồng/người/ngày nhưng phải thuê nhiều công hơn vì đất khô, nhổ lâu. Đã vậy, củ sắn nhỏ, năng suất thấp, giá bán không cao (dao động từ 1.400 đồng đến 1.700 đồng/kg) nên thu nhập của người trồng sắn càng èo uột hơn”.

Còn anh Tô Văn Tuấn ở xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân thì cho biết cây mía cũng bị ảnh hưởng do nắng hạn đang khiến người dân gặp nhiều khó khăn. Nhà anh Tuấn có ruộng mía, mọi năm thu hoạch và bán được 20 triệu đồng. Năm 2014, do nắng nóng kéo dài nên mía không lớn; chữ đường, sản lượng giảm nên vừa rồi, anh bán chỉ được 5 triệu đồng. Số tiền thu được này không đủ bù vào công chăm sóc, giống, vật tư.

Theo ông Trần Xuân Phi, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đồng Xuân, năm 2014 có những đợt nắng nóng kéo dài, không có mưa đã khiến các cây trồng chủ lực của huyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Tại huyện Sơn Hòa, tình hình cũng không khả quan hơn. Theo ông Đào Duy Linh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện, cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện là mía với diện tích 13.128ha. Tuy nhiên, trong năm 2014, nắng nóng kéo dài đã làm cho 200ha mía bị cháy. Số còn lại thiếu nước nên thấp còi, năng suất giảm đến 20%.

Còn tại huyện Sông Hinh, ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện, cho biết, nắng nóng kéo dài trong năm 2014 đã làm “mất giống” khoảng 3.800ha sắn. Hiện tại, cây sắn trồng mới sắp đến kỳ thu hoạch, hứa hẹn cho năng suất ổn định, tuy nhiên người trồng sắn phải mất một khoản chi phí để trồng và nhổ bỏ lứa sắn ban đầu. Còn cây mía, cũng do ảnh hưởng nắng nóng nên năng suất giảm từ 7 đến 10% so với những năm trước.

Chủ động ứng phó

Ông Đào Duy Linh cho biết, cây trồng chủ lực hiện nay của huyện Sơn Hòa vẫn là cây mía. Để thích ứng với khí hậu biến đổi thất thường như hiện nay, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam đã nghiên cứu và lựa chọn các giống mía phù hợp với các vùng đất nắng hạn. Về cơ bản, các giống mía này có thể thích nghi với các vùng đất có khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, vì thời tiết năm 2014 diễn biến cực đoan đã làm cho một số diện tích mía bị cháy. Diện tích mía này năng suất giảm đáng kể cũng được Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam mua nhưng với giá thấp hơn nên ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Ông Linh khuyến cáo, để hạn chế thiệt hại do nắng nóng kéo dài, đối với những nơi có điều kiện về nguồn nước, người dân nên chủ động trong việc tưới tiêu, chủ động xuống giống khi trời mưa và có chế độ chăm sóc tốt hơn cho cây trồng.

Còn ông Trần Xuân Phi, thì cho hay, năm 2015 nắng nóng tiếp tục trở nên gay gắt. Để hạn chế thiệt hại, người nông dân cần có các biện pháp dự trữ nước để phục vụ tưới tiêu cho cây trồng trong những tháng nắng hạn kéo dài. Nếu tình trạng khô hạn tiếp diễn cực đoan, huyện phải lên phương án tìm những giống cây trồng có khả năng chống hạn để thay thế cho các giống truyền thống.

Việc chủ động ứng phó với sự thay đổi thất thường của thời tiết là rất quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay. Nếu không chủ động ứng phó chuyển đổi giống cây trồng phù hợp, có khả năng chịu hạn, người nông dân sẽ tiếp tục phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Và việc chủ động ứng phó này không phải của người dân mà cần có sự chung tay vào cuộc của chính quyền địa phương, doanh nghiệp chế biến nông sản và cả nhà khoa học.

VĂN THÂN

Các tin mới:

19/4/2015
19/4/2015
19/4/2015
19/4/2015
19/4/2015
19/4/2015
19/4/2015
19/4/2015
19/4/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang