• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Nội: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Còn nhiều việc phải làm

Nguồn tin:  Kinh Tế Đô Thị, 23/03/2015
Ngày cập nhật: 24/3/2015

Sau dồn điền đổi thửa (DĐĐT), với đồng ruộng được quy hoạch lại khoa học hơn, các địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đã tích cực bắt tay vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Dù bước đầu đã có chuyển biến, song việc chuyển đổi vẫn chưa thực sự rõ nét.

Hình thành cánh đồng mẫu lớn

Không phải là địa phương nổi bật về phát triển nông nghiệp của TP, nhưng DĐĐT đã thực sự mang lại làn gió mới cho Quốc Oai. Sau DĐĐT, các xã, thị trấn trên địa bàn đã thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hay làm kinh tế trang trại. Tính đến nay, tổng diện tích đã quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện là 1.203ha. Trong đó, nổi bật là vùng trồng nhãn chín muộn 115ha tại xã Đại Thành cho thu nhập bình quân 250 - 300 triệu đồng/ha, hay mô hình trang trại tổng hợp phát triển mạnh ở các xã Cấn Hữu, Hòa Thạch, Phượng Cách, Phú Cát...

Chuyển đổi sang trồng đu đủ cho hiệu quả cao tại xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất. Ảnh: Quang Thiện

Theo Sở NN&PTNT, chỉ trong thời gian khoảng 2 năm (2012 - 2014), toàn TP đã DĐĐT được một diện tích đất nông nghiệp rất lớn mà hơn 10 năm trước không làm được. Cụ thể, đã dồn được khoảng 76.000ha, đạt 99,4% kế hoạch. Từ đó, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa cho giá trị kinh tế cao đã ra đời như trồng hoa tại Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Đông Anh hay trồng cây ăn quả tại Hoài Đức, Gia Lâm, Thanh Oai... cho thu nhập từ 0,5 - 1,5 tỷ đồng/ha. Ngoài ra, mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư cũng phát triển mạnh tại các địa phương như Sơn Tây, Ba Vì, Ứng Hòa, Chương Mỹ cho thu nhập 1 - 2 tỷ đồng/ha...

Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, tính đến nay, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của TP là hơn 62.000ha, chủ yếu là sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực. Một số sản phẩm nông nghiệp của Thủ đô đã bước đầu tiếp cận được thị trường rộng rãi trong nước và hướng tới xuất khẩu như lúa hàng hóa, rau an toàn, sữa tươi, trái cây đặc sản...

Khắc phục điểm yếu

Cho đến nay, các huyện, thị xã đã cơ bản hoàn thành DĐĐT, song việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vẫn còn những hạn chế nhất định. Theo ông Nguyễn Hồng Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, sản xuất hàng hóa chưa có bước chuyển biến mạnh mẽ, giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Hơn nữa, số lượng sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, nhãn hiệu được bảo hộ còn ít ỏi. Đặc biệt, mặc dù địa phương đã quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, song hạ tầng phục vụ sản xuất lại chưa đáp ứng yêu cầu, từ hệ thống điện, đường giao thông đến tiêu thoát nước.

Một trong những vấn đề khiến cho nhiều nông dân ngại tham gia chuyển đổi là việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT, bởi họ chưa yên tâm khi đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Minh - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Sơn Tây, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm và chưa vững chắc còn do cơ chế, chính sách. Đó là, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp còn hạn chế, chưa thu hút được DN đầu tư phát triển sản xuất, nhất là liên kết bao tiêu đầu ra cho nông dân. Ngoài ra, hoạt động của các HTX nông nghiệp hiện nay cũng chưa hiệu quả nên chưa phát huy hết vai trò "bà đỡ" trong hỗ trợ nông dân tham gia chuyển đổi sản xuất.

Rõ ràng, với lợi thế có diện tích đất nông nghiệp lớn, thị trường tiêu thụ dồi dào, song tiềm năng của ngành nông nghiệp Thủ đô vẫn chưa thực sự được phát huy. Các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn còn ít và việc ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế. Do đó, Sở NN&PTNT kiến nghị TP ưu tiên đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các dự án phát triển sản xuất và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT. Đồng thời, tiếp tục quan tâm đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm 2014, giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn TP đạt 231 triệu đồng/ha, phấn đấu năm 2015 nâng lên 233 triệu đồng/ha.

Thiên Tú

Các tin mới:

24/3/2015
24/3/2015
24/3/2015
24/3/2015
24/3/2015
24/3/2015
24/3/2015
24/3/2015
24/3/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang