• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây nho đen “lạc loài” ở Đồng Tháp

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 30/12/2015
Ngày cập nhật: 31/12/2015

Lâu nay nhiều ý kiến vẫn cho rằng với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thì miền Tây không phải là vùng đất thích hợp để trồng nho. Ấy vậy mà lạ thay cách đây hơn 20 năm, từng có một vườn nho đen bén rễ và phát triển rất tốt tại vùng đất Châu Thành của tỉnh Đồng Tháp.

Tác phẩm nho bonsai, một triển vọng mới trong phát triển ngành hàng hoa kiểng

Vườn nho đen của ông giáo Khải

Khoảng năm 1986, được người quen giới thiệu, ông Lê Hoàng Khải (ông giáo Khải) ngụ ấp Phú Thạnh, xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành đến Phan Rang tìm mua khoảng 120 nhánh nho đen về trồng cho mảnh vườn nhà mình. Vài năm đầu do chưa nắm kỹ thuật nên ông Khải gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý cho nho ra trái. Không bỏ cuộc, mỗi năm cứ vào dịp nghỉ hè ông giáo Khải lại “khăn gói” ra Phan Rang để học kỹ thuật cho nho ra trái. Với những nỗ lực và sự kiên trì của ông Khải, đến năm thứ 3 vườn nho đen bắt đầu thu trái ngọt, với 120 gốc nho, trung bình ông thu hoạch từ 1,5 - 1,7 tấn trái/năm. Với mức giá bán 8 ngàn đồng/kg vào năm 1987 và khoảng 15 ngàn đồng/kg vào năm 1990, cây nho đen cho giá trị kinh tế khá cao so với những loại cây trồng khác cùng thời được canh tác tại địa phương. Theo tính toán của ông Khải, khi đó 1 tấn nho, ông có thể mua được trên 1 lượng vàng.

Ông Khải nhớ lại: “Mỗi năm tới mùa nho chín, vợ chồng tôi thu hoạch rồi đem xuống chợ Vĩnh Long bán. Thời điểm đó, nho đen không được trồng phổ biến tại miền Tây, còn nho được vận chuyển từ Phan Rang về thì không tươi ngon như nho trong vườn mình mang ra, nên bạn hàng cứ tranh nhau mua. Vợ chồng tôi mang xuống bao nhiêu đều bán hết sạch. Nhờ vườn nho mà gia đình tôi có cuộc sống khấm khá hơn và có điều kiện để lo cho 3 đứa nhỏ ăn học”.

Tuy nhiên đến khoảng năm 1994, khi cây nhãn tiêu da bò phát triển thịnh hành tại vùng quê của huyện Châu Thành, gia đình ông Khải chuyển hết diện tích canh tác nho đen sang trồng nhãn tiêu da bò. Cả vườn hơn trăm gốc nho bị đốn sạch. Để lưu giữ lại giống nho quý, ông Khải chiết lại vài nhánh làm giống, song cứ mỗi mùa lũ về, mấy nhánh nho trồng quanh nhà lại lần lượt chết hết chỉ còn vỏn vẹn một cây cho đến ngày hôm nay.

Triển vọng về phát triển nho kiểng tại Đồng Tháp

Cứ ngỡ câu chuyện về vườn nho đen đã khép lại nhưng với tâm huyết và tình yêu của cô con gái Út, câu chuyện về vườn nho đen của ông giáo Khải lại được tiếp nối sang một trang mới.

Chị Lê Uyển Thanh - giảng viên Khoa sư phạm Hóa sinh, kỹ thuật nông nghiệp - Trường Đại học Đồng Tháp (là con gái út của ông Khải) chia sẻ: “Với những định hướng phát triển ngành hành hoa kiểng của tỉnh, năm 2014 tôi bắt đầu manh nha ý tưởng sẽ gầy dựng lại vườn nho đen của ba năm xưa. Tuy nhiên, với những đặc tính sinh lý của cây nho, tôi nghĩ rằng nếu phát triển nho đen thành một loại cây cảnh hoặc tạo tác thành những tác phẩm bonsai thì hiệu quả kinh tế mang lại từ cây nho sẽ cao hơn rất nhiều so với sản xuất trái. Ý tưởng đó đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài “Xây dựng kỹ thuật nhân giống và chăm sóc cây nho (Vitis vinifera) làm cảnh tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp”.

Sau 9 tháng nghiên cứu, đề tài của chị Thanh bước đầu gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hiện tại với kết quả mà đề tài mang lại, chị Thanh tìm ra được một quy trình chuẩn về lai tạo, chăm sóc và sản xuất nho kiểng trong điều kiện sẵn có của địa phương. Với kết quả nghiên cứu này, bất kể ai ở Đồng Tháp cũng có thể trồng nho đen để làm cảnh, hoặc sản xuất trái. Sau khi chiết cành và được chăm sóc đúng kỹ thuật, khoảng từ 6 tháng đến 1 năm nho đen có thể cho trái. Nếu xử lý trái và tạo tác thành tác phẩm bonsai cung cấp vào dịp lễ, Tết thì thời gian có thể lâu hơn một năm.

Hiện nay, giá thành mỗi cây nho cảnh cho trái khoảng 250.000 đồng/cây. Đây là dạng cây cảnh khá độc đáo và hấp dẫn, hứa hẹn sẽ góp phần làm phong phú hơn cho bộ sưu tập của ngành hàng hoa kiểng ở Đồng Tháp, góp phần mang lại lợi ích cho người nông dân trồng hoa – cây cảnh.

Mỹ Lý

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
26/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang