• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu từ mô hình cá kiểng và mai ghép

Nguồn tin: Khuyến Nông TPHCM, 15/12/2015
Ngày cập nhật: 16/12/2015

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có gần 300 hộ nuôi cá cảnh các loại. Với năng lực sản xuất cung cấp ra thị trường khoảng 100 triệu con/năm (2015), với hệ thống các cửa hàng gần 600 địa chỉ kinh doanh cá cảnh rải khắp các nơi trên địa bàn thành phố, 10 công ty kinh, trại sản xuất và kinh doanh XNK cá cảnh trực tiếp, 1 doanh nghiệp và 2 cơ sở được Cục Thú y chứng nhật đạt chuẩn về an toàn dịch bệnh đối với một vài loài vi rút trên các đối tượng họ cá chép để xuất khẩu sang Mỹ, sản lượng xuất khẩu hàng năm 10%, giá trị kim ngạch tương đương 106 tỉ đồng. Vì vậy nghề nuôi cá cảnh ngày một phát triển ra ngoại thành, nhất là ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 9, Thủ Đức… Có thể nói, hiện nay phong trào nuôi và kinh doanh cá cảnh đã phát triển mạnh trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố. Từ nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và làm giàu.

Nằm sâu trong hẻm 83, đường Tam Bình, Phường Tam Phú, quận Thủ Đức, đường vào ngoằn ngoèo nhưng mô hình nuôi cá kiểng của gia đình anh Lê Hữu Phúc thường được phường chọn để giới thiệu cho các đoàn khách đến tham quan, học hỏi. Bốn bề ngôi nhà khang là hàng trăm ao, vèo nuôi cá kiểng các loại, đây là cơ ngơi đáng mơ ước của bao người. Anh Phúc cho biết mình là dân địa phương, nơi đây là vùng đất thấp ngập nước, nhận nguồn nước từ sông Sài Gòn nên rất phù hợp cho việc nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt, vùng đất này từ lâu đã là vùng nuôi cá thịt ở dạng nông hộ gia đình và gia đình anh không ngoại lệ, gia đình có truyền thống nuôi cá trê lai giống nhưng sau thấy lợi nhuận nhấp, không hiệu quả nên chuyển nghề ương và nuôi cá cảnh này đã hơn 15 năm.

Lúc đầu anh chỉ nuôi 2 - 3 hồ với loại cá bảy màu, hồng kim, mới nuôi nên cũng trầy trật lắm, cá nuôi không đạt và chết nhiều do không biết xử lý nguồn nước, nấm bệnh. Nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước sông và nước giếng để nuôi cá, nước giếng để nuôi cá đẻ, nước sông nuôi các thương phẩm vì thế không tốn chi phí nước nhưng độ pH lại không ổn định vì thế anh luôn phải canh độ pH thường xuyên đạt từ 6.0 – 6.5 thì nuôi cá thương phẩm mới đạt, còn cá đẻ thì độ pH thấp hơn một chút. Với kinh nghiệm lấy nước lúc nước ngoài sông phải trong, lấy nước tầng trên mặt, đưa vào ao lắng và người nuôi phải luôn trang bị máy đo pH để thử nước khi thay. Cá kiểng ăn ở 3 giai đoạn, thứ nhất khi mới đẻ cá sẽ ăn bo bo (3 ngày đầu), sau 7 ngày chuyển sang ăn trùn chỉ nhuyễn và sau đó 1 - 2 tháng mới chuyển qua thức ăn và đưa ra vèo nuôi, sau 2,5 – 6 tháng cho lên nuôi hồ ăn cám và trùn chỉ. Trước khi xuất bán phải đưa lên hồ nuôi để cá ổn định trước khi xuất bán đạt yêu cầu.

Với phương châm nuôi từ từ, từng chút một rồi rút kinh nghiệm, lấy ngắn nuôi dài và sau đó phát triển mở rộng thêm, hiện tại anh có cơ ngơi 04 ao nuôi cá kiểng (2500m2), 100 bể nuôi, 150 vèo tổng cộng khoảng 5.500m2 với 5 - 7 loại cá như 7 màu, hồng kim, kim sa, ông Tiên, cánh buồm, gấm… Giá bán hiện tại cá 7 màu, cánh buồm, gấm dao động từ 800 – 1500đồng/con, còn kim sa, ông tiên từ 6.000 – 8.000 đồng/con. Mỗi ngày anh thuê xe ôm chở cá đến địa chỉ đã đặt hàng và thu tiền về, anh tính chi phí thuê 02 nhân công là 10 triệu, tiền trùn chỉ 3 triệu/ tháng, cám viên 2 triệu, thuốc men 500 ngàn, điện 500 ngàn, tổng cộng chi phí 16 triệu đồng/tháng, thu được hơn 40 triệu/tháng sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu được gần 25 triệu/tháng. Theo anh thị trường bán chủ yếu trong nước như các cửa hàng cá cảnh ở địa phương, chợ Lưu Xuân Tín (quận 5) và các tỉnh. Hiện gia đình chỉ nuôi cá thương phầm, tự sản xuất giống và nuôi thương phẩm rồi xuất ra thị trường. Số lượng hàng cá kiểng đẹp chuẩn bị phục vụ cho thị trường trường Tết năm nay tăng 10% so với các năm do mới được đầu tư của Trung tâm Khuyến nông TP.HCM về giống cá mới. Khi chúng tôi hỏi đàn cá hiện nay có khoảng bao nhiêu con anh nói không đếm xuể, mỗi ngày trung bình anh bán khoảng 2.000 con, 01 tháng 60.000 con, cứ gối đầu như vậy. Song song đó anh còn trồng mai ghép, hiện vườn mai của anh có quy mô 2.500m2 với gần 750 gốc mai. Tùy vào thời tiết thuận hay nghịch, nếu thuận mỗi năm thu được khoảng 400 triệu, còn bất lợi thì cũng được 200 triệu, tổng cộng vừa cá kiểng, vừa mai ghép mỗi năm đem về cho gia đình anh cũng từ 500 - 700 triệu là bình thường.

Để thành công như ngày hôm nay kinh nghiệm của anh là phải cần cù, chăm chỉ, rút kinh nghiệm lần lần, làm từ chút một, rồi mới mở rộng quy mô, để ý nắm bắt đặc tính sinh học các loại cá nuôi. Mỗi loại cá có đặc tính khác nhau, ở từng giai đoạn sinh trưởng cần chế độ chăm sóc phù hợp. Bởi vậy gần như ngày nào tôi cũng bận rộn từ sáng sớm đến chiều tối. Anh khuyến cáo với những hộ chuẩn bị nuôi không nên ỷ có vốn mà bung làm liền với quy mô lớn sẽ thất bại, trừ khi đã có sẵn kinh nghiệm.

Anh Phúc tâm sự: tôi làm nghề đã hơn 15 năm, chủ yếu sử dụng những giống cá cũ, do nó dễ sống, dễ tiêu thụ và đặc biệt là do có nhiều kinh nghiệm nhưng sắp tới tôi sẽ mở rộng quy mô với các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao như cá neon, tam giác, cá koi, chép đuôi dài… đáp ứng nhu cầu không chỉ tiêu thụ nội địa mà có thể xuất sang thị trường nước ngoài. Nếu bà con nông dân nào có nhu cầu nuôi cá kiểng để tăng thu nhập, tôi sẵn sàng chia sẻ nguồn giống, kinh nghiệm sản xuất và hướng dẫn tận tình cách làm ao, bể, mua vật tư, thức ăn… để cùng nhau phát triển nghề này, đem lại thu nhập cho nông hộ. Do nuôi cá kiểng lợi nhuận nhiều hay ít phục thuộc vào thị trường giá cả, đề nghị các cấp chính quyền địa phương nên thành lập tổ hợp tác tập hợp những người nuôi cá cảnh trên địa bàn để tạo sự liên kết từ đầu vào đến đầu ra giúp bà con ổn định giá bán để nâng cao thu nhập.

Theo Ông Nguyễn Văn Nghĩa – Chủ tịch Hội Nông dân phường Tam Phú: mô hình này đang là mô hình điểm của địa phương về nuôi cá cảnh để bà con nông dân tại địa phương học tập và làm theo, mặc dù nguồn nước không ổn định nhưng biết xử lý vẫn nuôi tốt và đạt hiệu quả cao. Hiện thành phố cũng đã phê duyệt dự án phát triển nuôi trồng và xuất khẩu cá cảnh, hoa kiểng của thành phố đến năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu cá cảnh sẽ đạt 20 triệu đô la và doanh thu mua bán cá cảnh nội địa đạt hàng trăm tỷ đồng trong năm 2015. Để góp phần nâng cao giá trị sản xuất người dân cần không ngừng trau dồi học hỏi nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp của Trung tâm Khuyến nông chuyển giao.

Vân Tâm

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
26/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang