• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sinh vật cảnh và ngành kinh tế sinh thái

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 05/10/2015
Ngày cập nhật: 7/10/2015

Hơn 10 năm trước, khi TPHCM chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, từ cây lúa làm chủ đạo sang cây con có giá trị hơn, phát triển rau an toàn, bò sữa, tôm nước lợ, cá sấu, hoa kiểng, sau này thêm cá cảnh… đã tạo ra sự tăng trưởng khá ngoạn mục. Tốc độ phát triển nông nghiệp TPHCM tăng cao hơn bình quân cả nước. Thu nhập của người dân nông thôn nhờ đó cũng được nâng lên, đời sống có sự thay đổi.

Chuyển dịch nội tại nông nghiệp đô thị

Giờ đây, có thể khẳng định, TPHCM đã chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp khá sớm, trở thành đầu tàu nền nông nghiệp đô thị mà những thành phố lớn khác của cả nước cũng hướng đến như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… Cùng với cả nước đang trong giai đoạn tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, TPHCM cũng đang dịch chuyển nội tại ngành nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao để làm gia tăng giá trị sản phẩm.

Người dân thành phố tại chợ phiên nông sản lần 3

Cụ thể với ngành chăn nuôi bò sữa, khi tổng đàn đã lên 101.000 con, vượt ngưỡng của một thành phố công nghiệp ngày càng mở rộng, đã xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết. Do quỹ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp trong tiến trình đô thị hóa, đàn bò sữa trọng điểm của thành phố phải liên tục dịch chuyển từ Tân Bình, Gò Vấp ra huyện Hóc Môn, nay dịch chuyển và tập trung chủ yếu ở huyện Củ Chi. Những nơi nuôi bò sữa ở quận 12 từ huyện Hóc Môn tách ra hay ngay tại huyện Hóc Môn trở nên lẻ loi trong khu dân cư mới, phát sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) nhiều năm qua xác định, ứng dụng công nghệ cao nâng cao chất lượng đàn bò sữa là ưu tiên hàng đầu thay vì tăng tiếp về lượng. Hiện nay số hộ nuôi đã giảm và số con bò sữa/hộ tăng lên là điều tất yếu. Mới đây, Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Phước Trung khuyến cáo cụ thể hơn, chỉ nên giữ lại đàn bò nếu vắt được 16kg/con/ngày trở lên thay vì 15/kg/con/ngày như trước, mới có thể cạnh tranh và có lời trong bối cảnh giá sữa nguyên liệu thế giới giảm khá mạnh. Mục tiêu của thành phố là kéo giảm tổng đàn xuống dưới 99.000 con và giảm dần.

Tương tự, dù đàn cá sấu của TPHCM đã tăng trưởng mạnh thời gian qua, nhưng xét về lâu dài, TPHCM phải là nơi chế biến sâu để tạo ra giá trị gia tăng như thuộc da, sản xuất các sản phẩm từ da cá sấu, sản xuất các loại thực phẩm chức năng từ xương cá sấu, như cách của Công ty TNHH Chăn nuôi và kinh doanh cá sấu Tồn Phát hay Công ty TNHH Cá sấu Hoa Cà đang làm. Việc nuôi sẽ chuyển giao về các tỉnh.

Hướng đến ngành kinh tế sinh thái

Mới đây, tại đại hội Hội Sinh vật cảnh TPHCM giai đoạn 2015 - 2020, các đại biểu đều nhìn nhận, sinh vật cảnh không còn chỉ là thú chơi tao nhã của những người có tuổi, mà đã trở thành ngành kinh doanh với đội ngũ tham gia ngày càng trẻ hóa và đa dạng hơn. Không chỉ là kiểng, bonsai, mai, hoa... mà đã phát triển nhiều về lan các loại như Dendrobium, Mokara, Cattleya, Vanda, Phalaenopsis, Cena, Arachus. Ngoài ra còn có cá cảnh, thú cưng… Điều ghi nhận, vai trò của sinh vật cảnh trong nền nông nghiệp đô thị ngày càng rõ nét. Diện tích hoa kiểng các loại ngày càng mở rộng: trên 1.570ha. Trong đó, lan chiếm 240ha và sẽ còn phát triển trong tương lai khi mà nhu cầu về hoa, nhất là lan cắt cành các loại vẫn còn đang nhập khẩu hàng tuần từ Thái Lan.

Vì vậy, đại hội Hội Sinh vật cảnh TPHCM giai đoạn 2015 - 2020 đã xác định, hơn cả một ngành kinh doanh đơn thuần, sinh vật cảnh thể hiện vị trí ngày càng quan trọng trong nền nông nghiệp đô thị và nếu biết cách làm, đây sẽ là một ngành kinh tế sinh thái mà TPHCM cần phải hướng đến trong giai đoạn 2020 - 2025. Cũng ngay tại đại hội này, ông Đỗ Phượng, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, đã nêu lên vai trò quan trọng của ngành sinh vật cảnh khi hướng TPHCM đến một đô thị sinh thái. Khái niệm này hãy còn khá mới mẻ, nhưng đó cũng là hướng đi trong tương lai.

Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TPHCM - tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa cho rằng, trước đây Hội phát động mỗi nhà một cây xanh, điều này giờ đây trở nên phổ biến với người dân vùng đô thị. Việc trồng cây xanh là xu thế, không chỉ một mà nhiều cây xanh, không chỉ trên sân thượng mà còn nhiều nơi trong căn nhà cũng có cây xanh. Vì vậy, thời gian tới, nên chăng hội phát động, mỗi nhà có 1 mét vuông cây, không chỉ là cây xanh mà còn là cây ăn trái bonsai, cây thảo dược. Có thể nói, đó là những bước đi đầu tiên hướng đến một đô thị sinh thái trong tương lai.

Trở lại vấn đề sinh vật cảnh, việc chuyển từ nghề chơi thuần túy sang nghề kinh doanh đã được thực hiện thời gian qua khá thành công, khi nhu cầu sử dụng cây xanh, hoa, cá cảnh ngày càng nhiều. Nhưng điều quan trọng hơn, TPHCM cần xác định một số đặc sản là thế mạnh của địa phương để tập trung đầu tư. Có thể thấy, so với các địa phương khác, TPHCM chiếm nhiều lợi thế về diện tích, chất lượng hoa lan nhiệt đới các loại, nhất là Mokara, Dendrobium… TPHCM cũng là nơi đi đầu về nghề nuôi cá cảnh, đặc biệt là sản xuất cá KOI Nhật Bản. Hiện giá mỗi con cá KOI là hàng ngàn USD. Theo TS Dương Hoa Xô, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học, cũng là Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TPHCM, Trung tâm Công nghệ sinh học có bộ sưu tập lan và lan rừng các loại của Việt Nam lên đến hàng trăm loài. Đây là nguồn gien quý giá để trung tâm chọn lọc, lai tạo và khai thác sao cho hiệu quả nhất. Trung tâm đang tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ nhiều loại lan đã lai tạo thành công. Tương tự, việc ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra cá phát sáng đã có những thành công bước đầu, sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngành sinh vật cảnh theo hướng ngành kinh tế sinh thái.

Theo ông Trương Hoàng, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TPHCM, hội sẽ góp phần cùng thành phố đưa diện tích sinh vật cảnh lên 6.000ha, chiếm 14% diện tích đất trồng vào năm 2020 và đến năm 2025 đưa sinh vật cảnh cơ bản trở thành một ngành kinh tế sinh thái đa dạng, có lượng hàng hóa lớn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn, góp phần giải quyết việc làm 30.000 - 50.000 lao động khu vực này.

CÔNG PHIÊN

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
26/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang