• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Hoa Đà Lạt “gặp khó” trên núi Cấm

Nguồn tin: Báo An Giang, 25/06/2015
Ngày cập nhật: 26/6/2015

Được đánh giá là mô hình nông nghiệp mới của tỉnh An Giang nhưng các giống hoa Đà Lạt vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình trở thành cây trồng đặc trưng trên núi Cấm.

Hoa Đà Lạt gặp khó trên núi Cấm

Với khí hậu mát mẻ nhờ độ cao hơn 700m so với mặt nước biển, người dân núi Cấm có thể trồng được một vài loại cây mà vùng đồng bằng không trồng được, như: Su, bơ, xà lách xoong... Bên cạnh đó, một số giống hoa xứ vùng cao nguyên cũng “chen chân” về trú ngụ trên ngọn Thiên Cấm sơn.

Là một trong những hộ đầu tiên mang giống hoa Đà Lạt về đất núi, anh Phạm Huy Cường (ngụ ấp Thiên Tuế, xã An Hảo, Tịnh Biên), nhớ lại: “Tôi vốn là giáo viên của Trường tiểu học “B” An Hảo. Ngoài công tác chuyên môn, mình cũng muốn trở thành “nhà vườn” núi Cấm. Vì vậy, khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang đem mô hình trồng hoa Đà Lạt về đây, tôi mạnh dạn tham gia. Giống hoa đầu tiên được trồng tại đây là lily và cúc đồng tiền. Sau thời gian chăm sóc, hoa trổ bông, chúng tôi cũng thấy mừng”.

Tuy nhiên, niềm vui của anh Cường và các hộ trồng hoa trên núi Cấm không kéo dài. Sau thời gian sinh trưởng tốt, hoa lại trổ bông sớm hơn dự kiến. “Mục đích của chúng tôi là trồng hoa bán Tết nhưng do khí hậu trên núi thời điểm đó nóng bất thường nên hoa trổ sớm. Các hộ dân không biết làm sao, đành để hoa trổ bông “thoải mái”. Kết quả là không ai còn hoa để bán Tết” - anh Cường kể lại.

Nguyên nhân dẫn đến việc hoa Đà Lạt không thể gắn bó cùng người dân núi Cấm là sự “xuống cấp” của khí hậu trong những năm gần đây. Những hộ dân định cư lâu năm trên núi cho biết, thời tiết đã nóng hơn rất nhiều. “Cách đây chừng chục năm, khí hậu trên này rất mát mẻ, nhiệt độ khoảng 25 - 28oC. Thời điểm nào trong ngày cũng có sương mù nên cây cối phát triển tốt. Chúng tôi có thể trồng được một số giống hoa xứ lạnh để làm kiểng cho đẹp. Bây giờ, trời nóng hơn 30oC nên cây hoa xứ lạnh cũng khó thích nghi hơn” - anh Nguyễn Văn Sứ, người dân ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, giải thích.

Bên cạnh khó khăn về mặt khí hậu thì kinh nghiệm canh tác cây hoa xứ lạnh của người dân trên núi chưa thực sự tốt. Nhiều hộ chỉ đơn thuần làm đất và trồng hoa xuống, chứ không nghĩ tới yếu tố “đỏng đảnh” của giống hoa lily hay cúc đồng tiền. Từ đó, chất lượng hoa không cao và trổ không đúng thời điểm. Cuối cùng, không ai có thể thu lợi từ giống hoa Đà Lạt. “Tôi cũng cố gắng đầu tư công sức để canh tác hoa Đà Lạt nhưng do thiếu kinh nghiệm nên không thể bán được hoa. Kết quả là sau vụ canh tác tôi lỗ gần 20 triệu đồng” - anh Sứ than.

Cùng với hạn chế về kỹ thuật canh tác và khí hậu, cây hoa Đà Lạt còn gặp khó về mặt thị trường. Đa số dân trên núi đều không biết hoa Đà Lạt khi trồng ra sẽ bán cho ai. Đây là vấn đề cần xem lại nếu muốn hoa Đà Lạt bén rễ xanh cây trên vùng đất núi. Hiện nay, chỉ còn hộ anh Cường duy trì được diện tích canh tác hoa Đà Lạt rộng chừng 1.500m2 tại khu vực ấp Thiên Tuế.

Bằng sự cố gắng của bản thân, anh đã dần hiểu được đặc tính của hoa xứ lạnh. Ngoài ra, anh còn tự tìm thị trường tiêu thụ bằng cách “ký gửi” hoa lily, cúc đồng tiền cho những nơi chuyên bán hoa Đà Lạt ở Long Xuyên, Tri Tôn với mức giá 40.000 đồng/chậu. Nhờ đó, anh có đầu ra ổn định trong thời gian qua và dự kiến mở rộng diện tích canh tác trong thời gian tới.

“Trước mắt, tôi đang đợi đơn vị quản lý cho mang vật liệu xây dựng lên núi để thực hiện hệ thống tưới phun sương cho hoa. Khi hoàn thành, hệ thống này sẽ cải thiện kỹ thuật canh tác, giúp hoa phát triển tốt. Dự kiến dịp Tết năm sau, tôi sẽ bán ra thị trường hơn 3.000 cây cúc Đài Loan bên cạnh những giống hoa lily, cúc đồng tiền đã được thị trường chấp nhận” - anh Cường chia sẻ.

THANH TIẾN

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
26/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang