• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghệ nhân trồng sứ

Nguồn tin: Báo An Giang, 17/06/2015
Ngày cập nhật: 18/6/2015

Thú chơi sứ kiểng đang được nhiều người ưa chuộng vì hoa đẹp, nở lâu, chăm sóc không quá cầu kỳ như các loại hoa kiểng khác… Đồng thời, loại cây này cũng đem lại nguồn thu nhập khá cao cho nông dân.

Một trong những người tiên phong trong phong trào trồng sứ kiểng là ông Trịnh Minh Hoàng (ở xã Mỹ Đức, Châu Phú, An Giang). Là thành viên trong Câu lạc bộ hoa kiểng của Châu Phú, ông Hoàng đã có hơn 25 năm kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây hoa sứ. Công việc của ông thường xuyên được đi đó, đi đây để chăm sóc cho các nhà vườn trong và ngoài tỉnh. Thấy một số nơi trồng sứ đẹp nên ông quyết định xin giống về trồng.

Cứ mỗi chuyến đi như vậy, ông lại sưu tầm thêm những loại sứ mới và học hỏi thêm những kỹ thuật mới. Hiện nay, vườn nhà ông Hoàng đang sở hữu hàng trăm chậu sứ lớn nhỏ, với hơn 40 chủng loại, mỗi loại có hoa và màu sắc khác nhau. Trong số đó, có nhiều loại cây mà ông tâm đắc, như: Dạ lan, như ý, hồng an, phát tài… và một vài loài mà ông chưa biết tên.

Ông Hoàng chăm sóc sứ kiểng

Hoa sứ là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và đầu tư ít. Sứ có hai cách trồng là gieo hạt và giâm cành. Theo ông Trịnh Minh Hoàng, ngoài hoa sứ truyền thống có hoa đơn, năm cánh thì từ vài năm nay, xuất hiện các giống sứ cánh kép. Loại sứ này được lai tạo nên hoa 2 lớp cánh, nhiều màu sắc rất bắt mắt. Đây cũng là loại sứ rất được khách hàng ưa chuộng. Hiện nay, mỗi chậu sứ, ông Hoàng bán với giá từ 50.000 - 200.000 đồng, tùy theo kích thước, màu sắc và loại hoa.

Một góc vườn sứ nhà ông Hoàng

Để lai tạo ra được nhiều giống hoa mới lạ, nhiều màu sắc, người trồng thường cắt và ghép mô từ các loại sứ khác. Kỹ thuật lai tạo cũng khá đơn giản, những chậu sứ có thân đẹp được chọn và được cắt gọn, chỉ chừa lại phần gốc. Cắt xong, đưa những đoạn sứ giống vào ghép, sau đó trùm bao ny-lon lên, cột kín lại, chuyển vào bóng mát.

Khi mầm nhú lên là có thể tháo ny-lon, đưa sứ ra nắng. “Sứ là loài cây chịu hạn, nếu không biết cách chăm sóc mà tưới nhiều sẽ bị thối rễ, chết cây. Muốn ghép sứ thì nên ghép cây vào mùa nắng, không nên ghép vào tháng mưa vì trời lạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm”.

Ông Hoàng cho biết thêm, muốn cây sứ phát triển tốt, khi trồng không được bón phân hóa học mà phải bón bằng phân rơm mục. Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, tránh đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày rễ lớn sẽ làm bít lỗ thoát nước dẫn đến thối rễ. Đồng thời, phải thay chậu thường xuyên để bộ rễ sứ phát triển. Cũng không nên dùng chậu quá to so với rễ vì sẽ tích nước làm thối. “Phải đảm bảo khi tưới nước xong thì nước trong chậu phải được rút hết. Trời nắng thì 2 - 3 ngày tưới 1 lần, mùa mưa thì một tuần hoặc nửa tháng mới tưới”.

“Hoa là một yếu tố làm nên vẻ đẹp của cây. Nhưng ở cây sứ, bộ rễ lại là điểm nhấn để đánh giá giá trị của cây. Cây có bộ rễ càng to thì càng đẹp và có giá trị cao”- ông Hoàng cho biết.

ĐỨC TOÀN

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
26/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang