• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sự phát triển của bonsai Việt Nam và lễ hội bonsai Châu Á- Thái Bình Dương

Nguồn tin: Khuyến Nông TPHCM, 07/05/2015
Ngày cập nhật: 8/5/2015

1. Thuật ngữ bonsai hiện nay mang tính phổ quát trong cộng đồng người chơi cây cảnh. Bonsai có nguồn gốc từ núi cao Trung Quốc hàng ngàn năm nay, và sau đó nó được phổ biến sang Nhật Bản và Hàn Quốc và khi họ phát hiện trên núi có các cây nhỏ mọc hoang dã giống cây cổ thụ, có sức sống mãnh liệt trong mọi điều kiện khó khăn, sau đó người ta đem nó về trồng trong chậu nhỏ và cắt tỉa làm dáng cho đẹp hơn. Thế giới chia bonsai thành bốn nhóm:

Cây dưới 15 cm là loại bonsai rất nhỏ (mini);

Cây cao từ 16 đến 30 cm là loại bonsai nhỏ (tiểu);

Cây cao từ 31 đến 60 cm là loại bonsai trung bình (trung);

Cây cao trên 60 cm là loại bonsai lớn (đại).

Ban đầu bonsai chỉ có 5 thế cơ bản là: thẳng đứng (Chokkan), thẳng đứng phóng khoáng (Moyogi), nghiêng (Shakan), thác đổ (Kengai) và nửa thác đổ (Han Kenga). Về sau, người ta phát triển thành nhiều thế khác như: rễ phủ trên đá (Sekijoju), rễ trong đá (Ishizuke), chổi (Hokidachi), bạt phong (windswept), song thụ và tam thụ (Ikadabuki), thế lùm (clump style), văn nhân (bunjin-gi), thế cành rủ (weeping style), thế gỗ mục (dead wood) và nhóm cây hay rừng (Yose Uye)... (Wikipedia)

Ở Việt Nam, bonsai chỉ mới phát triển vài chục năm nay, từ sau 1975, nhưng cũng có nhiều thay đổi trong nhận thức theo từng thời kỳ.

Thời kỳ đầu, kiểu thức cây có sự thu nhỏ từ cây cảnh, nhưng dấu ấn kiểng thế vẫn còn khá rõ, khối của tàn cây, tán lá, bố cục cành nhánh nặng về đường nét kỷ hà, tính tự nhiên của cây không cao.

Thời kỳ giữa, bonsai Việt Nam bớt thô cứng hơn nhờ bắt đầu có sự tiếp biến trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với các cường quốc bonsai thế giới. Tổng thể tác phẩm được quan tâm nhiều hơn về mặt nghệ thuật và tính tự nhiên. Tuy nhiên, ảnh hưởng của lối chơi cây kiểng vẫn còn nên cấu trúc tàn, nhánh vẫn còn rời rạc, không gian tán vẫn chưa biểu đạt tính tự nhiên cao.

Những năm gần đây, do Việt Nam mở cửa giao lưu, mua bán, trao đổi nghệ thuật ngày càng nhiều nên bonsai VN đã và đang có những phat triển đáng kể; sự đa dạng hơn trong nghệ thuật tạo hình giúp cho bonsai VN ngày càng nâng tầm nghệ thuật, gần gũi với phong cách quốc tế hơn, và tính tự nhiên của tác phẩm ngày càng được bộc lộ tốt hơn. Bên cạnh đó, VN còn là xứ nhiệt đới nên sự đa dạng về chủng loại cũng làm cho tác phẩm bonsai ngày càng phong phú, và có một chổ đứng nhất định trong phong trào bonsai thế giới.

2. Là thành viên của Liên Đoàn Hữu nghị Bonsai Châu Á- TBD (ABFF) từ năm 2002, chi hội bonsai thuộc Hội SVC TP. HCM đã có những đóng góp nhất định cho phong trào bonsai khu vực nói riêng, thế giới nói chung qua các hoạt động thường niên của Liên Đoàn. ABFF có 8 quốc gia thành viên: Indonesia, Malaysia, Korea, Thailand, Taiwan, Việt Nam, Singapore, Philippine. ABFF hoạt động như một tổ chức phi chính phủ (NGO),và phi lợi nhuận. Mục đích là, nhằm xúc tiến và truyền bá trên toàn Châu Á- Thái Bình Dương về nghệ thuật bonsai - một nghệ thuật sống, mà nó có thể được mọi người bất kể chủng tộc, màu sắc, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc thưởng thức và đánh giá.

Thông qua ABFF, các quốc gia thành viên chủ động trao đổi kiến thức, kỹ thuật, thông tin... liên quan tới nghệ thuật bonsai tại các quốc gia Châu Á. Điều này góp phần thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và thiện chí. Và, đồng thời cũng thông qua các cuộc triển lãm bonsai định kỳ, các hoạt động chuyên môn như hội nghị, trình diễn kỹ thuật, hội thảo chuyên đề, các hoạt đông xúc tiến thương mại …được khuyến khích.

Từ khi thành lập đến nay, ABFF đã tổ chức được 4 lần lễ hội bonsai khu vực tại 4 quốc gia. Lần thứ nhất năm 2004 tại Indonesia, lần thứ hai năm 2006 tại Taiwan, lần thứ ba năm 2009 tại Thailand, lần thứ tư năm 2013 tại Philippine. Các lần tổ chức đều được sự hỗ trợ của nhà nước sở tại.Và, được sự thống nhất của tất cả các thành viên ABFF, lần thứ năm sẽ tổ chức tại tp. Hồ chí Minh, Việt Nam từ 5 - 8/6/2015. Việt Nam nhận đăng cai tổ chức Lễ hội nhằm mục tiêu:

+Trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên ngành bonsai, giao lưu học hỏi với các nghệ nhân thuôc nhiều trường phái trên thế giới, chủ yếu ở Phương Đông.

+ Giúp nâng cao kiến thức về nghệ thuật bonsai trong rộng rãi bộ phận yêu thích SVC.

+ Tạo tiền đề, cơ hội cho việc xúc tiến thương mại trong lĩnh vực bonsai nói riêng, ngành SVC nói chung.

+ Xác định được cấp độ ngành bonsai Việt Nam, và khả năng tham gia vào thị trường bonsai thế giới và khu vực.

3. Để đạt được các mục tiêu trên, Lễ hội sẽ tổ chức nhiều hoạt động như hội thi Bonsai (đại, trung, tiểu, mini) và tiểu cảnh chủ yếu cho các nghệ nhân, nhà vườn của 30 tỉnh thành trong cả nước, có sự tham gia của 15 đoàn khách quốc tế như France, India, Korea, Phillippine, Taiwan, Thailand, Japan, China, Singapore, Malaysia, Indonesia... Số lượng dự thi và trưng bày 700 - 800 tác phẩm bonsai, và 60 - 80 tiểu cảnh. Để việc chấm thi mang tầm vóc quốc tế, ban Tổ chức Lễ hội đã thành lập Ban Giám khảo 5 người; gồm 2 giám khảo nước ngoài (Thailand, Korea) và 3 giám khảo Việt Nam, là những nghệ nhân có uy tín cao trong lãnh vực bonsai; Trưng bày các tác phẩm đặc sắc của ngành SVC Việt Nam như đá cảnh, đá nghệ thuật, thư pháp, gỗ lủa; Tổ chức chương trình biểu diễn kỹ thuật tạo tác bonsai do các nghệ nhân trong và ngoài nước thực hiện, gồm 7 người đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Pháp, và 8 nghệ nhân trong nước, gồm tp. HCM và một số địa phương có phong trào bonsai phát triển; Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các nghệ nhân về bonsai trên thế giới; Tổ chức hội thảo chuyên đề Bonsai Việt Nam: Thực trạng và xu thế phát triển; Tổ chức tham quan các nhà vườn, vùng nguyên liệu sản xuất bonsai; Tham quan các hoạt động văn hóa- xã hội đặc trưng của Việt Nam cho khách quốc tế; Tổ chức chợ mua bán các sản phẩm SVC.

Hội SVC TP. HCM và Ban Tổ chức Lễ hội đang tập trung triển khai các bước công việc và các nội dung lễ hội tại công viên Đá cảnh Nhật Bản, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn với tinh thần khẩn trương nhằm kịp đón tiếp đại biểu, quan khách, các nghệ nhân bonsai trong, ngoài nước, đồng bào thành phố và các tỉnh thành về dự Lễ khai mạc và thưởng ngoạn theo kế hoạch đã định.

Ts. Trần viết Mỹ (Hội Sinh Vật Cảnh TP. Hồ chí Minh)

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
26/12/2015

 

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang