• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cần đầu tư bài bản cho nghiên cứu giống vật nuôi

Nguồn tin: Báo Chính Phủ, 16/09/2015
Ngày cập nhật: 18/9/2015

Đầu tư cho khoa học công nghệ là mấu chốt giúp thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng.

Trong 5 năm gần đây, Viện Chăn nuôi đã chuyển giao vào sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ có giá trị. Ước tính giá trị từ các sản phẩm khoa học công nghệ do Viện cung cấp bình quân hằng năm khoảng 11.000 - 12.000 tỷ đồng. Đã có 134 nghiên cứu khoa học nổi bật và phần lớn đã được ứng dụng và chuyển giao vào thực tiễn sản xuất tại các vùng sinh thái trên cả nước. Viện Chăn nuôi cũng đã phối hợp với các đơn vị bảo tồn được 44 giống vật nuôi có nguy cơ truyệt chủng.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Khoa học công nghệ 2015 của Viện Chăn nuôi tổ chức ngày 16/9.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Viện có trên 50 tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được chuyển giao và sử dụng, trong đó, đáng chú ý có nhiều sản phẩm về giống gia cầm như giống gà thả vườn, vịt hay lợn năng suất cao, tinh bò đông lạnh… chiếm tỷ lệ cao trong cả nước. Chẳng hạn như tinh bò đông lạnh, Viện hiện đang cung ứng được 65% thị phần cả nước, giống gà lông màu đang chiếm trên 30%, vịt giống chất lượng cao khoảng 45%...

Ngoài ra, các tiến bộ kỹ thuật về thức ăn, quy trình nuôi dưỡng cũng đã được chuyển giao trong sản xuất có hiệu quả. Viện đang ký hợp đồng với các doanh nghiệp như Tập đoàn DABACO, Công ty Thái Dương… để hỗ trợ phát triển các dòng sản phẩm đặc thù.

Tuy nhiên, công tác chuyển giao từ nghiên cứu đến thực tế vẫn còn gặp không ít khó khăn do cơ chế từ việc huy động tài sản như đất đai, thiết bị để đưa vào liên doanh, liên kết đến hạn chế về kinh phí đầu tư cho một sản phẩm được nghiên cứu đến cùng.

“Thay vì có các đề tài mang tính cắt khúc như hiện nay, Nhà nước cần có những đề tài, chương trình mang tính dài hơi để tập trung cho những sản phẩm mang tính quốc gia, sản phẩm vùng để sản phẩm có thể cạnh tranh được khi hội nhập”, ông Nguyễn Thanh Sơn khuyến nghị.

Các chuyên gia cũng nhận định, việc bảo tồn nguồn gen tốt sẽ là lợi thế của ngành chăn nuôi khi Việt Nam hội nhập, thậm chí các sản phẩm đặc sản hoàn toàn có thể xuất khẩu với giá cao. Theo TS. di truyền giống Trần Long, nếu muốn duy trì nguồn gen này phải xây dựng được hệ thống bảo tồn. Cần có những trang trại lớn, giữ quỹ gen và cung cấp các sản phẩm cho người chăn nuôi. Điều này sẽ giúp nguồn gen quý không bị mai một sau mỗi một lần lai tạo.

Đỗ Hương

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang