• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mật ong Tiên Yên (Quảng Ninh)

Nguồn tin: Báo Quảng Ninh, 01/07/2015
Ngày cập nhật: 2/7/2015

Với hàng chục nghìn ha rừng và vườn cây ăn quả, là lợi thế rất lớn để nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) phát triển. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên cũng như các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: Bánh gật gù, khau nhục, bánh chả… được nhiều người tiêu dùng biết đến, là cơ sở để triển khai có kết quả chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

Sản phẩm mật ong Tiên Yên được bày bán tại gian sản phẩm OCOP của huyện tại thị trấn Tiên Yên.

Trên đường đưa chúng tôi đến thăm khu nuôi ong mật của ông Lương Văn Kiên (thôn Cái Mắt, xã Tiên Lãng), anh Lý Văn Thắng, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện, giới thiệu: Gia đình ông Kiên là một trong những hộ có thâm niên nuôi ong ở xã, với thời gian trên 30 năm. Hiện ông Kiên là Phó Giám đốc HTX Khai thác mật ong Tiên Lãng, một trong những đơn vị cung cấp chính sản phẩm mật ong OCOP của tỉnh. Chúng tôi gặp ông Kiên khi đang đi kiểm tra các tổ ong sau trận mưa đêm qua. Ông Kiên cho biết, cách đây hơn 30 năm khi còn công tác trong ngành Công an, ông đã tìm hiểu, học nghề nuôi ong từ những người có kinh nghiệm. Lúc đầu nghĩ nuôi ong mật cho vui, chứ chưa nghĩ tới nuôi để kinh doanh, nhưng càng nuôi ông Kiên càng ham, cứ mấy ngày mà không ra thăm các thùng nuôi ong là ông thấy nhớ. Trước đây, ông Kiên nuôi ong ở một đảo đất nhỏ thuộc xã, mỗi lần muốn đến là phải đi thuyền qua sông. Mấy năm gần đây ông chuyển về nuôi tại thôn Cái Mắt để tiện chăm sóc, thu hoạch mật. Từ chỗ chỉ có 3 đến 4 đàn ong, đến nay ông Kiên có tới hơn 30 đàn ong. Một năm ong cho thu hoạch 2 vụ mật, là vụ xuân hè từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch và vụ thu đông (còn gọi là đông chí) từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch. Một đàn ong khoẻ mạnh cho thu hoạch từ 12 đến 15 lít mật/tháng, mỗi năm gần 300 lít, lợi nhuận từ 50 đến 60 triệu đồng/năm.

Anh Lý Văn Thắng cho biết, nghề nuôi ong ở địa phương có từ nhiều năm nay. Tiên Yên có môi trường đặc biệt thuận lợi cho loài ong mật phát triển với nhiều loài cây ra hoa kết trái quanh năm. Hiện có tới hơn 200 hộ nuôi với trên 2.000 đàn ong, mỗi năm thu hơn 10 tấn mật. Tuy nhiên, việc nuôi ong của các hộ vẫn mang tính tự cung, tự cấp, không có thị trường tiêu thụ ổn định. Mật ong làm ra nhiều, nhưng sản phẩm chưa có nhãn hiệu, bao bì mẫu mã đẹp, nên người tiêu dùng còn e ngại…

Chúng tôi đến thăm gian hàng bày bán sản phẩm OCOP của huyện tại thị trấn Tiên Yên. Tại đây, sản phẩm mật ong được đựng trong chai thuỷ tinh, đóng bằng 2 loại bao bì, gồm hộp giấy và túi đựng. Với loại chai thuỷ tinh 0,5 lít mật ong, đựng trong một hộp giấy trông khá mỏng manh, rất dễ rơi trong quá trình cầm lên đặt xuống, chứ chưa nói đến vận chuyển đi xa. Mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc của chai, hộp đúng còn khá đơn giản, sơ sài.

Tại hội chợ OCOP tổ chức tại TP Hạ Long vừa qua, sản phẩm mật ong Tiên Yên tiêu thụ khá tốt, nhưng vẫn chậm hơn so với các huyện có sản phẩm cùng loại, như Ba Chẽ, Bình Liêu, bởi mẫu mã chưa thực sự đẹp. Trong quá trình diễn ra hội chợ, huyện đã mời những hộ gia đình có sản phẩm bày bán tại hội chợ đến tham quan gian hàng của huyện. Qua đó các hộ thấy được sức tiêu thụ sản phẩm của mình, thấy được tầm quan trọng của mẫu mã, bao bì sản phẩm, từ đó có thay đổi nhận thức trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Để sản phẩm mật ong của huyện tiêu thụ tốt, tăng tính cạnh tranh với các địa phương khác, bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, Tiên Yên có hướng phát triển đa dạng sản phẩm mật ong, như: Mật ong trang đào để chữa ho; mật ong nghệ để chữa bệnh dạ dày… Đồng thời, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ nuôi ong mật liên kết thành các tổ sản xuất tập trung, nghiên cứu các loại nhãn hiệu, mẫu mã bao bì có kiểu dáng, màu sắc đẹp, hoàn thành việc lập hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm OCOP của địa phương.

Phạm Hoạch

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang