• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trà Vinh: Bất cập trong việc cấp và quản lý sổ chăn nuôi

Nguồn tin: Trà Vinh, 11/06/2015
Ngày cập nhật: 13/6/2015

Cấp sổ quản lý chăn nuôi (gia súc, gia cầm) có ý nghĩa rất lớn, giúp cho ngành chuyên môn theo dõi chặt chẽ tình hình biến động đàn, để từ đó chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh sát với thực tế, phù hợp khâu chuẩn bị cơ số vắc-xin dự phòng, dự báo về nhu cầu con giống… Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có tỷ lệ số sổ được cấp cho người chăn nuôi rất cao (đạt trên 87%), nhưng qua thực tế, sau cấp sổ vấn đề cập nhật thông tin 02 chiều (nuôi mới, tái đàn…) lại chiếm tỷ lệ khá thấp (khoảng 30%). Do còn nhiều bất cập (kinh phí) cho người thực hiện cấp sổ chăn nuôi, từ đó dẫn đến hình thức “đầu voi, đuôi chuột” vừa gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước, vừa không phát huy hiệu quả trong quản lý đàn nuôi.

Anh Nguyễn Văn Cường với sổ đăng ký nuôi gia cầm tập trung được cấp tháng 7/2014 nhưng đã qua 03 đợt nuôi vịt thịt nhưng vẫn chưa được cập nhật mới

Cấp sổ xong… người chăn nuôi để đó chờ!

Năm 2014, toàn tỉnh đã cấp được 104.184 sổ quản lý chăn nuôi, đạt 87% so với số hộ chăn nuôi của toàn tỉnh. Riêng về sổ chăn nuôi gia cầm, cấp được 785 sổ quản lý vịt chạy đồng với gần 544.000 con vịt; 50.722 sổ quản lý chăn nuôi gia cầm tập trung, với 2,564 triệu con gia cầm. Theo chỉ đạo của ngành nông nghiệp, thực hiện cấp sổ quản lý chăn nuôi đối với các hộ chăn nuôi từ 50 con gia cầm trở lên, đạt từ 80% số hộ trở lên. Chăn nuôi vịt chạy đồng đạt 100%. Riêng các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và dưới 50 con, khuyến khích hộ chăn nuôi đăng ký cấp sổ.

Theo ghi nhận ngẫu nhiên của chúng tôi tại một vài hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh, cho thấy các hộ được cấp sổ quản lý tương đối giáp hộ chăn nuôi. Tuy nhiên các sổ sau khi cấp xong và thường là cấp vội trong các đợt ra quân khi có chiến dịch phòng, chống dịch bệnh, người chăn nuôi cầm sổ (lần đầu) và sau đó cứ thản nhiên nuôi từ 02 - 04 đợt tái đàn, vẫn chưa có cán bộ thú y hay địa phương đến cập nhật vào sổ, tiêm phòng…

Tại hộ chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Cường, ấp III, xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, chúng tôi được anh cho xem quyển sổ chăn nuôi gia cầm (quyển số 018) cấp ngày 01/7/2014. Ngay tại lần đầu cấp sổ có cập nhật: Số vịt nuôi là 400 con, hình thức: nuôi vịt thịt. Tuy nhiên, thời gian cập nhật tiêm phòng vắc-xin lại không có mũi nào!. Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Cường cho biết: Từ hôm cấp sổ đến nay, gia đình đã qua 03 lần tái đàn nhưng vẫn không thấy cán bộ thú y đến tiêm phòng cho đàn vịt. Mỗi đợt nuôi vịt thịt đến xuất chuồng khoảng 3,5 - 04 tháng, trong tháng 4/2015 gia đình mới xuất bán 500 con vịt thịt, đây là vụ nuôi thứ 03, hiện nay gia đình đang chuẩn bị bắt nuôi tiếp đợt 04. Khi được chúng tôi hỏi vì sao không cập nhật thông tin qua 03 vụ nuôi vịt vào sổ quản lý chăn nuôi, anh Nguyễn Văn Cường cho biết: Từ lúc cấp sổ đến giờ, không thấy cán bộ thú y đến theo dõi, kiểm tra hay yêu cầu gì, gia đình tôi cũng không chú trọng lắm.

Còn tại hộ anh Nguyễn Văn Khởi, Ấp Xẻo Cạn, Xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, chúng tôi ghi nhận là có rất nhiều sổ quản lý chăn nuôi gia cầm được cấp cho gia đình một cách “quá mức”, gần như mỗi năm đều có 01 - 02 sổ và hơn 06 năm nuôi vịt… nhưng các sổ đều không được cập nhật liên tục. Mỗi quyển sổ chỉ ghi được 01 vụ nuôi. Trong khi quyển sổ cập nhật quản lý chăn nuôi có rất nhiều trang để cán bộ thú y cập nhật, ghi chép vào theo chu kỳ nuôi mới, tái đàn, thời gian tiêm phòng và xác nhận của địa phương (UBND xã). Tuy nhiên, các sổ trên chỉ cập nhật 01 lần nuôi và khi có chiến dịch phòng, chống dịch bệnh nào được triển khai là được cán bộ thú y cấp tiếp cho hộ chăn nuôi, điều này đã gây lãng phí lớn.

Bất cập về chính sách

Đối với xã Đôn Châu, huyện Trà Cú có khoảng trên 1.000 hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, đến nay chỉ cấp được trên dưới 100 quyển sổ chăn nuôi và từ xã đi đến hộ chăn nuôi gần 04 - 05km, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường đất sình lầy nên khi vào mùa mưa rất khó tiếp cận được hộ chăn nuôi. Trong khi đó, chi phí cho người cấp sổ quá thấp. Nói về bất cập trong việc thực hiện đi cấp sổ quản lý nuôi gia cầm tại cơ sở, bà Thạch Thị Ương, viên chức xã Đôn Châu, phụ trách công tác thú y cho biết: Để thực hiện hoàn thành việc cấp một quyển sổ chăn nuôi cho hộ gia đình, đầu tiên xuống gia đình cập nhật thông tin người nuôi (số lượng con gia cầm, hình thức nuôi, con giống…), sau đó quay về xã đóng dấu xác nhận, rồi quay trở lại trả sổ cho hộ gia đình. Tất cả khoản chi phí đi lại chỉ vỏn vẹn 1.000 đồng/quyển sổ. Khi hộ chăn nuôi đã có sổ rồi, nhưng họ tái đàn hay nuôi mới thì việc tiếp nhận sổ (quay lại cập nhật theo như quy trình lần đầu) là không thực hiện được, vì khoản kinh phí này không có chi. Còn để người chăn nuôi cầm sổ đến chính quyền khai báo là không khả thi, do ý thức người chăn nuôi chưa cao, bên cạnh đó chưa có quy định xử phạt về việc nuôi mới, tái đàn mà không khai báo…

Theo ông Ngô Đức Thạnh, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh: Thực trạng hiện nay, tỷ lệ cập nhật thông tin thường xuyên từ sổ cấp quản lý trong chăn nuôi chỉ đạt khoảng 30%. Thông thường hàng tháng các số liệu về nuôi mới, tái đàn tại các hộ chăn nuôi sẽ được cập nhật qua sổ để đưa về xã, nhưng hiện nay thường 03 - 04 tháng hay khi có chiến dịch, các sổ quản lý chăn nuôi ở hộ gia đình mới được kiểm tra, cập nhật lại. Nếu thực hiện tốt việc quản lý cấp sổ trong chăn nuôi sẽ giúp cho tỉnh dự báo được số liệu diễn biến đàn gia cầm, gia súc. Từ đó, xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; kịp thời đưa cán bộ kỹ thuật về hỗ trợ địa phương. Đồng thời, qua số liệu cập nhật về biến động đàn thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho địa phương định hướng trong phát triển chăn nuôi. Về phía ngành thú y cũng đang đề nghị tỉnh xem xét tăng mức hỗ trợ chi phí công tác từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng, nhằm tạo điều kiện cho anh em khi thực hiện nhiệm vụ.

HỮU HUỆ

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang