• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngành chăn nuôi: Nhập giống tốt thay vì lưu giữ giống bản địa

Nguồn tin: Kinh Tế Sài Gòn, 16/05/2015
Ngày cập nhật: 18/5/2015

Các đàn heo được nuôi ở Việt Nam đều có nguồn gốc nhập khẩu giống. Một trang trại nuôi heo nái ở Đồng Nai. Ảnh: NH

Để giúp ngành chăn nuôi trong nước tăng nhanh sản lượng thịt, sữa, giảm lượng nhập khẩu thì chỉ còn một cách là phải nhập nhiều hơn nữa các giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao từ các nước trên thế giới về cho người dân, doanh nghiệp chăn nuôi.

Đó là ý kiến của ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nói với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi tại một cuộc họp bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi vào cuối tuần này tại TPHCM.

Ông Phát cho rằng, hiện nay, các viện trường trong cả nước đang nghiện cứu và cố gắng lai tạo những giống vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt nhưng để làm được việc này cần thêm nhiều thời gian.

“Trong khi chúng ta đang nghiên cứu, lai tạo những giống vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt thì hàng trăm viện nghiên cứu, trường đại học trên thế giới cũng đang làm điều tương tự. Để có một giống mới đạt yêu cầu mất rất nhiều thời gian, thay vì chờ đợi tại sao ta không nhập nhiều giống tốt cho người dân nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng thịt, sữa”, ông Phát nói.

Ông Phát cũng cho biết thêm, mỗi năm, Chính phủ chi ra 50 tỉ đồng để các viện, trường phát triển các giống gia súc, gia cầm bản địa. “Tôi đã yêu cầu ngành chăn nuôi, thay vì dùng số tiền này để lưu giữ, phát triển các giống bản địa nên dùng số tiền này để nhập các giống gia cầm, gia súc chất lượng cao về lai tạo”, ông nói.

Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam, trước đây, để giúp ngành chăn nuôi nâng cao chất lượng thịt, sữa, Việt Nam đã cho nhập những giống heo, trâu bò từ Ấn Độ, châu Âu về lai tạo nhằm tạo ra thế hệ giống lai có năng suất cao hơn. Song, sau nhiều năm, chất lượng con giống đã giảm đi đáng kể.

Hiện nhiều hộ chăn nuôi heo ở Đồng Nai - địa phương có tổng đàn heo lớn nhất cả nước - thường mua tinh heo đực từ Canada, Mỹ về giao phối để tạo ra những lứa heo lớn nhanh, có trọng lượng lớn.

Thậm chí, có những doanh nhân nhận thấy ngành kinh doanh tinh heo có nhiều cơ hội "ăn nên làm ra" nên đã qua Canada đầu tư mua lại một trang trại heo ở đây để nuôi heo lấy tinh nhằm cung cấp cho thị trường Việt Nam.

Doanh nhân này cho biết sau khi mua trang trại ở Canada, ông sẽ tập trung nuôi heo đực để lấy tinh sau đó đưa về nhân giống ở một trang trại trong nước, rồi từ đó, bán heo giống cho người dân hoặc bán tinh trực tiếp cho các trang trại, hộ dân đang nuôi heo nái hiện nay. Tuy nhiên, mọi thứ mới chỉ ở giai đoạn đầu nên ông đã từ chối nêu tên và nói chi tiết về dự án của mình.

Ngọc Hùng

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang