• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thịt trong nước lao đao trước thịt ngoại

Nguồn tin: Báo Công Thương, 15/05/2015
Ngày cập nhật: 16/5/2015

Tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp chăn nuôi mới đây, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cao Đức Phát đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn giúp doanh nghiệp ngành chăn nuôi trụ vững và phát triển khi Việt Nam trở thành thành viên của các Hiệp định tự do thương mại ASEAN, FTA, TPP…

Nguy cơ thịt nhập "đè chết" thị nội

Theo các doanh nghiệp, ngành chăn nuôi trong nước đang phải đối mặt với sức cạnh tranh gay gắt từ thịt nhập khẩu với số lượng tăng nhanh. Chỉ trong ba tháng đầu năm nay Việt Nam đã nhập khẩu trên 34.000 tấn thịt gà đông lạnh (chủ yếu là đùi, cánh, đầu và chân), tăng gần 46% so với cùng kỳ năm trước; nhập trên 115.000 con bò sống về để giết mổ, tiêu thụ với giá trị xấp xỉ 124 triệu USD, tăng 74,6% về số lượng và 107% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó chủ yếu là bò sống nhập từ Úc.

Ông Phạm Đức Bình, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình (Đồng Nai), cho biết: Trong quá trình hội nhập, đàm phán các hiệp định về thương mại, kinh nghiệm từ các đàm phán trước cho thấy ngành chăn nuôi là “vật tế thần” để các nước nhượng bộ lại ngành dệt may, đồ gỗ... của Việt Nam. Vì vậy, khi Việt Nam mở cửa, nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng, thịt nhập sẽ “đè chết” thịt trong nước.

Lý giải điều này, ông Bình phân tích: hiện nay sức cạnh tranh của Việt Nam rất kém. Năng suất chăn nuôi của Việt Nam chỉ bằng khoảng 30% các nước tiên tiến nên giá thành rất cao. "Muốn nâng cao năng suất thì doanh nghiệp phải đầu tư lớn vào trang trại, con giống và hệ thống quản lý. Thế nhưng với quy định của nhà nước như hiện nay thì doanh nghiệp không thể đầu tư lớn được dù có khả năng. Chúng tôi cũng phải giảm từ quy mô 20.000 con heo xuống còn vài trang trại vì làm tới đâu là bị vi phạm với những quy định của Nhà nước” - ông Bình bức xúc.

Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi quá cao cũng đang là một thách thức cho ngành chăn nuôi. Ông Âu Thanh Long - Giám đốc Công ty Duy Cường (Đồng Nai) phản ánh: Thời gian qua giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giảm mạnh nhưng các công ty thức ăn chăn nuôi vẫn không giảm giá tương ứng mà duy trì mức lợi nhuận rất cao. Có hiện tượng các doanh nghiệp lớn liên kết với nhau để giữ giá bán. Thực tế, giá nguyên liệu hiện nay thì giá thành cám cho heo chỉ khoảng 7.000 đồng/kg nhưng các công ty bán cho người dân trên 10.000 đồng/kg.

Giải quyết ngay các vướng mắc

Hầu hết các doanh nghiệp đều dự báo khi ký kết các hiệp định thương mại tự do, giá thịt sẽ giảm rất mạnh, nếu cứ đầu tư vào chăn nuôi trong tình trạng hiện nay thì các doanh nghiệp có thể thua lỗ, phá sản. Trước thực tế này, các doanh nghiệp kiến nghị Bộ NN&PTNT phải tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để ngành chăn nuôi trụ vững trước hội nhập.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo hai Cục Thú y và Cục Chăn nuôi giải quyết ngay các vướng mắc cho doanh nghiệp, việc nào ngoài thẩm quyền thì báo cáo để Bộ tổng hợp xin ý kiến Chính phủ hoặc làm việc với các bộ, ngành liên quan để giải quyết rốt ráo. "Mục tiêu của chúng ta là ngành chăn nuôi đứng vững và phát triển được. Chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến hàng chục triệu bà con nông thôn, vì thế, cái gì làm được cho ngành chăn nuôi chúng ta phải thực hiện ngay." - Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Về đàm phán TPP, Bộ NN&PTNT sẽ sớm công bố những gì đã ký kết để doanh nghiệp chủ động theo dõi bằng cách mở các hội nghị chăn nuôi chuyên đề sâu xoay quanh Hiệp định này.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, thời gian qua đầu tư vào nông nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm 0,5% tổng đầu tư nước ngoài nhưng đa số vốn lại đổ vào ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Do đó, Bộ NN&PTNT sẽ đề nghị Chính phủ có nghị định giới hạn lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp, khuyến khích đầu tư vào ngành cần nâng cao năng lực cạnh tranh là ngành chăn nuôi trong nước. Bộ đang trình Chính phủ ra Nghị định nêu rõ các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư hạng mục nào, đầu tư đến đâu, giới hạn ra sao…

Một trong những điều kiện để nâng cao năng suất là cải thiện chất lượng giống vật nuôi. Tuy nhiên, nhiều năm qua Nhà nước đầu tư rất lớn cho công tác nghiên cứu giống trong nước nhưng không hiệu quả. "Đợi các viện nghiên cứu con giống bằng hiệu quả với thế giới thì còn lâu nên Bộ NN&PTNT sẽ khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu giống chất lượng cao từ bên ngoài. Đề nghị Cục Chăn nuôi, Cục Thú y sửa hết các quy định để nhập khẩu con giống thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu” - Bộ trưởng Phát chỉ đạo.

Thanh Hải

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang