• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chăn nuôi hiệu quả từ thụ tinh nhân tạo

Nguồn tin: Kinh Tế Đô Thị, 10/03/2015
Ngày cập nhật: 11/3/2015

Nhằm đẩy mạnh tỷ lệ thụ tinh nhân tạo (TTNT) trên đàn vật nuôi nói chung và đàn lợn nói riêng, TP Hà Nội đã có chính sách cung ứng miễn phí tinh dịch lợn cho người nông dân. Chương trình này đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong chăn nuôi.

Thay đổi tập quán

Ứng Hòa là một trong những huyện chăn nuôi phát triển khá mạnh với những vùng chăn nuôi tập trung tại các xã Vạn Thái, Đồng Tân… Toàn huyện hiện có trên 102.000 con lợn, trong đó lợn nái là hơn 14.200 con. Đại diện Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa cho biết, năm 2014, huyện được cấp trên 50.000 liều tinh dịch lợn, tỷ lệ TTNT cho đàn lợn đạt hơn 68%. Công tác TTNT đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, thể hiện ở số lượng, trọng lượng đàn lợn sơ sinh tăng. Bên cạnh đó, chất lượng đàn lợn được nâng lên với các giống lợn tốt như Landrace, Yorkshire, Pidu và đặc biệt là lợn Pietrain kháng stress. Cùng với Ứng Hòa, chương trình cung ứng tinh dịch lợn miễn phí phục vụ công tác TTNT còn được triển khai ở nhiều huyện, thị xã khác. Đơn cử như tại Sơn Tây, trong năm 2014 đã thụ tinh được 11.000 ca cho các hộ chăn nuôi lợn nái, giúp người nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế. Hay tại huyện Thạch Thất, số lượng tinh sử dụng phục vụ TTNT trong năm 2014 đạt trên 20.000 liều. Ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất chia sẻ, qua thời gian ngắn triển khai, các hộ chăn nuôi rất phấn khởi vì bước đầu thay đổi được tập quán sản xuất, chuyển từ phương pháp phối giống trực tiếp từ lợn đực giống sang TTNT.

Chăm sóc lợn mới sinh tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Quang Thiện

Năm 2014 vừa qua, Sở NN&PTNT đã phê duyệt kế hoạch đặt hàng cung ứng tinh dịch lợn phục vụ TTNT của 3 đơn vị là Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội, Xí nghiệp Giống vật nuôi Hà Nội và HTX Chăn nuôi, Dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ. Theo thống kê, các đơn vị đã cung ứng được hơn 434.500 liều tinh dịch, đạt 100,86% kế hoạch được giao. Số lợn nái được phối giống là 200.000 lượt con. Chương trình đã mang lại kết quả tích cực, tăng tỷ lệ lợn nái được TTNT từ 48% năm 2013 lên trên 60% năm 2014. Điều đó làm tăng hiệu quả và lợi ích chăn nuôi, cụ thể, số lượng con giống tăng bình quân từ 10 con/ổ lên 12 con/ổ. Khối lượng lợn sơ sinh tăng từ 12kg/ổ lên 14kg/ổ. Đặc biệt, TTNT còn góp giảm bệnh tật trên đàn lợn.

Vẫn cần “bà đỡ”

Hiện nay, ngành chăn nuôi đang trong quá trình triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, trong đó có khâu giống. Điều đáng nói, phương pháp TTNT cho ưu thế rõ rệt về chất lượng đàn lợn giống. Bởi vậy, đại diện các địa phương kiến nghị TP, Sở NN&PTNT tiếp tục hỗ trợ triển khai chương trình cung ứng tinh dịch cho các hộ chăn nuôi. Trong đó, bao gồm cả công tác tuyên truyền, tập huấn khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi, trang thiết bị bảo quản tinh dịch. Đặc biệt là nhập mới các giống lợn cao sản có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ông Bùi Đại Phong - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội cho biết, tỷ lệ TTNT trên đàn lợn nái của một số huyện trên địa bàn TP như Đông Anh, Sóc Sơn, Ba Vì... tuy đã tăng nhanh, song vẫn còn thấp so với yêu cầu. Tỷ lệ sử dụng lợn đực giống nhảy trực tiếp ở các địa phương này vẫn còn khá nhiều. Một trong những nguyên nhân là chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm tới công tác TTNT. Chính vì vậy, ông Phong đề nghị các địa phương, nhất là những nơi có tỷ lệ TTNT trên đàn lợn thấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất. Đặc biệt là tuyên truyền để người dân biết được chính sách hỗ trợ của TP cho chương trình TTNT.

Theo ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, dù chất lượng giống vật nuôi trên địa bàn TP đã được cải thiện nhưng vẫn chưa cao, năng suất chăn nuôi còn thấp. Hơn nữa, với điều kiện đất đai có hạn, nếu phát triển mạnh chăn nuôi thương phẩm sẽ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, định hướng của ngành nông nghiệp TP là phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, tập trung vào con giống. Tuy nhiên, phát triển theo hướng này cần kinh phí đầu tư lớn nên ngoài chính sách hỗ trợ lãi suất, TP cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp để thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư vào chăn nuôi.

Hiện nay, toàn TP có 13 cơ sở sản xuất giống lợn được chứng nhận chất lượng. Trong đó, huyện Mỹ Đức có 4 hộ, Ứng Hòa và Sóc Sơn đều có 3 hộ, Thạch Thất có 2 hộ và Sơn Tây có một hộ

Thiên Tú

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang