• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Điện Biên: Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Sam Mứn: Một vốn bốn lời

Nguồn tin: Báo Điện Biên Phủ, 07/03/2015
Ngày cập nhật: 10/3/2015

Được Hội Nông dân huyện Điện Biên giới thiệu, chúng tôi tìm về xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên khi những hộ nông dân ở đây đang bước vào vụ thu hoạch mật ong. Từng thùng chứa mật ong vàng sóng sánh, thơm ngậy vừa được khai thác, hứa hẹn một mùa thu hoạch mật ong bội thu.

Anh Đỗ Xuân Đoàn, đội 10, xã Sam Mứn hộ nuôi ong có thâm niên chia sẻ: Nghề nuôi ong không đòi hỏi kỹ thuật cao mà thu nhập khá nên từ những năm 1996 gia đình đã nuôi ong mật. Lúc đầu chỉ có từ 5 – 10 tổ ong, mật chủ yếu bán lẻ cho bà con trong xã, tới nay gia đình phát triển trên 200 đàn, chủ yếu là giống ong Ý (nhập ngoại) lấy mật để xuất khẩu. Mật ong Ý có màu nhạt và không có vị thơm ngậy như ong mật; song sản lượng mật cao gấp 3 - 4 lần so với ong mật. Do nhu cầu thị trường xuất khẩu mật nên anh chỉ nuôi duy nhất loại ong Ý, vừa lấy mật vừa cung cấp ong giống cho các hộ.

Anh Đoàn thường xuyên kiểm tra đàn ong để phát hiện sớm những triệu chứng dịch bệnh.

Nuôi ong Ý đòi hỏi người nuôi phải theo dõi đàn sát sao tránh dịch bệnh, bên cạnh đó phải để ý đến sinh trưởng của đàn. Nếu một đàn số lượng ong đông quá sẽ tự tách. Anh Đoàn nhẩm tính: Chi phí cho một đàn ong Ý khoảng 2 triệu đồng (tiền ong giống, tiền đóng cầu và đóng thùng nuôi). Mỗi thùng ong Ý thu từ 70 - 80kg mật/năm; với giá mật ong dao động từ 100.000 - 150.000 đồng/kg, mỗi năm thu trên dưới 10 triệu đồng; trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh Đoàn thu từ 250 - 500 triệu đồng (sản lượng mật phụ thuộc vào thời tiết hàng năm). Do số lượng nuôi lớn, nên hàng năm anh thường xuyên phải di chuyển đàn ong đi các tỉnh: Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh… nơi có nguồn hoa phong phú để không ảnh hưởng đến chất lượng mật. Vừa cung cấp mật, con giống cho thị trường trong và ngoài tỉnh, anh Đoàn thường xuyên phối hợp với các chuyên gia người Mỹ lai tạo ra những giống ong có chất lượng mật vượt trội. Không chỉ là địa chỉ mật ong, giống ong uy tín, chất lượng, hiện gia đình anh Đoàn còn cung cấp ra thị trường các sản phẩm sữa ong chúa. Có thể nói, thành công từ nghề nuôi ong, anh Đoàn trở thành một trong những triệu phú trẻ của xã Sam Mứn.

Nuôi ong Ý đòi hỏi người nuôi phải có kỹ thuật, thường xuyên di chuyển đàn thì nuôi ong mật lại ít tốn công chăm sóc. Anh Nguyễn Văn Tý, đội 10, xã Sam Mứn cho biết: Năm 2013, anh nuôi 5 đàn ong mật, đến thời điểm này gia đình đã phát triển lên 25 đàn. Nuôi ong mật đầu tư không đáng kể, mỗi đàn ong mật mua giống hết 100.000 đồng, tiền mua thùng, mua cầu ong khoảng 200.000 đồng. Mỗi năm, một đàn cho sản lượng từ 18 - 25kg mật, mỗi kg mật giá từ 100.000 - 150.000 đồng; người nuôi ong thu về trên 2 triệu đồng/đàn. Nuôi ong mật không phải đầu tư tiền thức ăn, bởi chủ yếu phụ thuộc vào nguồn hoa từ thiên nhiên, nên xã Sam Mứn hiện có 10 hộ nuôi ong mật với số lượng 800 đàn. Nhiều hộ như gia đình ông: Trần Văn Bổn, Triệu Văn Hoài... thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm từ mật ong. Theo các hộ nuôi ong ở đây chia sẻ, nuôi ong mật không khó bởi chỉ cần thả đàn ở những nơi có lượng hoa phong phú như rừng Mường Phăng, Mường Nhà, Mường Lói vừa tăng đàn nhanh mà sản lượng mật cũng tốt. Vốn đầu tư ban đầu ít, trong quá trình nuôi không phải đầu tư tiền thức ăn, nên một năm người nuôi ong có thể thu về từ 20 - 50 triệu đồng nếu duy trì được 20 đàn ong.

Có thể nói, nghề nuôi ong lấy mật ở xã Sam Mứn đã cho người dân nguồn thu nhập "một vốn bốn lời" như chia sẻ của một hộ nuôi ong ở đây.

Thành Đạt

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang