• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đa lợi ích từ mô hình nuôi dê tập thể

Nguồn tin: Báo Điện Biên Phủ, 07/03/2015
Ngày cập nhật: 10/3/2015

Đối với nhiều hộ dân ở Tủa Chùa (Điện Biên), nuôi dê để phát triển kinh tế không còn là chuyện xa lạ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người mới chỉ quen với phương thức chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ. Bởi vậy việc triển khai mô hình nuôi dê tập thể và hiệu quả bước đầu mang lại, đã mở ra hướng đi mới nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Dê là loài dễ thích nghi với môi trường sống, đặc biệt là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Tủa Chùa. Trong ảnh: Người dân xã Mường Báng chăm sóc đàn dê. Ảnh: Bảo Khánh

Tủa Chùa là địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của đàn dê, nhất là ở những xã như: Xá Nhè, Tả Phìn… bởi vậy số lượng đàn dê nơi đây không ngừng tăng qua từng năm. Tính đến cuối năm 2014, toàn huyện có hàng nghìn hộ nuôi dê với tổng số gần 17.000 con. Tuy nhiên, từ bao đời nay phương thức chăn nuôi theo kiểu hộ gia đình đã ăn sâu vào tiềm thức của bà con. Bởi vậy dù nuôi nhiều hay ít vẫn chỉ nhà nào biết nhà ấy, dê nhà ai người nấy chăm, chưa phát huy hết tiềm năng từ chăn nuôi dê. Xuất phát từ thực tế đó, tháng 3/2014, Hội Nông dân huyện xây dựng mô hình thí điểm nuôi dê tập thể tại thôn Kể Cải, xã Mường Báng bằng cách hỗ trợ làm chuồng trại, đồng thời cử cán bộ xuống hướng dẫn kiến thức về chăn nuôi, chăm sóc, phòng trị bệnh nhằm nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng đàn dê. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tủa Chùa cho biết: Mô hình chăn nuôi dê tập thể khá phù hợp với đặc tính bầy đàn, giao phối rất đặc trưng của loài dê. Cụ thể, các hộ tham gia mô hình được chia nhóm theo khu vực địa lý. Hàng ngày, mỗi nhóm cử 1 đến 2 người đưa đàn dê của nhóm đến khu vực tập trung, đây cũng là những người chịu trách nhiệm chăn thả đàn dê trong ngày hôm đó. Cuối chiều, người chăn lùa dê về trả cho từng nhà, cứ như vậy luân phiên ngày này qua ngày khác. Như vậy, ai cũng được tự tay chăm sóc đàn dê của mình, đồng thời tranh thủ được thời gian làm việc khác. Làm chung, thành quả chia theo số đầu dê mình sở hữu, ai cũng được hưởng lợi. Mô hình chăn nuôi dê tập thể không chỉ tạo điều kiện cho các hộ cùng nhau phát triển, trao đổi kinh nghiệm, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, hạn chế dịch bệnh.

Đối với chị Vàng Thị Dơ việc phối hợp với các hộ khác trong thôn Kể Cải cùng chăn nuôi, chăm sóc đàn dê dường như vẫn là điều khá mới. Chị Dơ cho biết: theo hướng dẫn của cán bộ hội Nông dân huyện, tôi mang đàn dê, trong đó có con dê đực nhà mình đến nuôi tập trung để gây giống cho đám dê cái của nhà khác. Theo tôi, chăn nuôi dê sinh sản hay dê thịt cũng đều phải có kinh nghiệm để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời bệnh dịch ở vật nuôi. Với kinh nghiệm có được từ việc nuôi dê trước đây, tôi chia sẻ với những hộ cùng nuôi khác giúp họ cách phát hiện bệnh cũng như cách chăm sóc khi dê sinh sản.

Mô hình triển khai thực hiện gồm 10 hộ dân tham gia với 54 con dê. Sau gần 1 năm đàn dê mô hình xuất bán 14 con với giá bán trung bình 120.000 đồng/kg, cho thu lãi hơn 30 triệu đồng. Hiện nay, số hộ tham gia mô hình tăng lên 15 hộ với 86 con dê. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, sự thành công của mô hình nuôi dê tập thể không chỉ thể hiện ở những con số, thu nhập mà quan trọng hơn là góp phần giúp người dân làm quen với nếp nghĩ, cách làm mới, phát huy tính chủ động, không ỷ lại và tăng sự gắn kết cộng đồng. Vì tham gia mô hình, các thành viên ý thức hơn về trách nhiệm của mình trong việc chăn thả và chăm sóc. Có thể thấy, đa lợi ích từ mô hình nuôi dê tập thể đã và đang được khẳng định, cần được phát triển và nhân rộng. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần quan tâm đầu tư, hỗ trợ, có chính sách khuyến khích để nâng cao hiệu quả mô hình, giúp nhiều hộ hơn nữa được hưởng lợi, từng bước thoát nghèo.

Thu Hằng

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang