• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Phước: Người nuôi gà ở Thanh Lương khốn đốn

Nguồn tin: Báo Bình Phước, 09/12/2015
Ngày cập nhật: 11/12/2015

Thanh Lương từ lâu được biết đến là địa bàn chăn nuôi gà lớn nhất thị xã Bình Long, thậm chí của tỉnh Bình Phước. Thế nhưng, vài tháng nay, người nuôi gà nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Cung vượt quá cầu, giá gà tụt dốc, không có đầu ra, người nuôi lỗ nặng, khó gắn bó với nghề.

Xã Thanh Lương hiện có Câu lạc bộ chăn nuôi gà Thanh Bình và Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn Bình Long. Hai đơn vị này hình thành tự phát, thu hút gần 40 hộ dân tham gia. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ từ hàng trăm đến hàng chục ngàn con gà. Những năm qua, tuy chưa có con số thống kê chính thức nhưng ước tính bình quân, mỗi năm xã có khoảng 2 triệu gà thương phẩm bán ra thị trường. Nhiều hộ từ nghèo khó, nhờ nuôi gà đã vươn lên làm giàu. Thế nhưng, đó là chuyện của quá khứ những năm về trước.

Quá lứa lỡ thì... cũng phải nuôi

Hiện người chăn nuôi gà nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Cung vượt cầu dẫn đến hệ quả, gà thương phẩm rớt giá thảm hại. Bà Nguyễn Thị Thoàn ở ấp Thanh Hải chia sẻ: “Gia đình tôi nuôi gà được 3 năm. Năm đầu tiên chưa có kinh nghiệm nên thiệt hại do dịch bệnh. Năm rồi đầu tư ít. Năm nay đầu tư nhiều nhất với 3 trại, 9.000 con. Tưởng đến khi xuất bán sẽ bù đắp 2 năm trước, vậy mà hiện gần 6.000 con đã quá lứa, hơn 5 tháng tuổi vẫn không bán được do thị trường đầu ra không có”.

Ông Phan Văn Túy nặng gánh với đàn gà quá lứa, tiêu tốn lượng lớn thức ăn mỗi ngày

Thông thường những năm trước, gà nuôi đến 3,5 hoặc 4 tháng thì xuất chuồng. Giá bán bình quân 75 - 80 ngàn đồng/kg. Thế nhưng, hiện giá chỉ dao động khoảng 50 ngàn đồng/kg. Với giá bán này, người nuôi không có lời nhưng không còn cách nào khác, phải tiếp tục nuôi và chịu lỗ. “Bình quân 1.000 con quá lứa tiếp tục nuôi, không tính công chỉ tính tiền mua thức ăn đã lỗ không dưới 10 triệu đồng/tháng” - bà Thoàn chia sẻ.

Ông Phan Văn Túy ngụ ấp Thanh Bình, nuôi gà 6 năm nay. 5 năm trước, việc chăn nuôi cơ bản hiệu quả tốt. Bình quân mỗi năm, trừ chi phí gia đình ông thu lãi khoảng 400 triệu đồng. Thế nhưng năm nay, cũng như nhiều hộ chăn nuôi khác trong xã, hiện trại nuôi của ông Túy vẫn còn 8.000 con gà đã đến thời kỳ xuất chuồng nhưng chưa tiêu thụ được, đành phải tiếp tục nuôi. Nếu bán, giá dao động trên dưới 50 ngàn đồng/kg. Bình quân mất 1 triệu đồng/ngày cho 1.000 con gà. Cứ tiếp diễn như vậy, những hộ chăn nuôi như gia đình ông Túy lỗ nặng là điều quá rõ.

Tổ hợp tác, câu lạc bộ... cũng bó tay

Là Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn Bình Long, ông Phan Văn Túy hết sức trăn trở và thất vọng khi đầu ra của người dân bế tắc: “Tổ hợp tác chúng tôi hình thành 3 năm nay. Mục tiêu tổ được thành lập là để tìm đầu ra cho người dân. Chúng tôi đã chủ động liên kết với công ty cung cấp thức ăn và ký bao tiêu sản phẩm khi gà đến lứa xuất chuồng. Thế nhưng, chỉ được thời gian đầu, nay cung vượt cầu, công ty không bao tiêu sản phẩm nữa. Phần thiệt, người chăn nuôi gánh chịu bởi chúng tôi thành lập tổ theo hình thức tự phát”.

Ông Ngô Việt Tiến, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chăn nuôi gà Thanh Bình và cũng là hộ có quy mô đàn gà lớn nhất hiện nay tại xã Thanh Lương cho biết: “Hiện tôi thả gà với số lượng lớn nhất nhưng bán gà với số lượng ít nhất. Vì tôi tính toán lúc này nhu cầu tiêu thụ gà ít nhất, các đám tiệc, đám cưới, tổng kết hầu như chưa có”. Nói như ông Tiến là đúng thực tế nhưng giải pháp này chỉ có thể áp dụng đối với những gia đình chăn nuôi với quy mô lớn, số vốn hàng tỷ đồng, còn những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô vừa thì khó thực hiện.

Đối với hộ chăn nuôi theo tổ hợp tác, câu lạc bộ... tìm đầu ra đã khó khăn, nói gì đến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát. Vì thế, gần đây không ít hộ nuôi gà ở xã Thanh Lương đã phải đóng cửa chuồng do không chịu nổi sức ép từ giá gà giảm mạnh, chi phí thức ăn quá lớn và đứng trước nguy cơ phá sản, nợ nần chồng chất như người chăn nuôi đã và đang phải gánh chịu trước mắt.

Quốc Phong

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang