• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thanh Hóa: Nông dân Thiệu Hóa và việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 04/02/2015
Ngày cập nhật: 5/2/2015

Mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học của gia đình anh Trần Thế Anh, ở thôn Đỉnh Tân 7, xã Thiệu Phú (Thiệu Hóa - Thanh Hóa).

Thời gian gần đây, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã áp dụng thành công mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học (ĐLSH), giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí và ít dịch bệnh, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững.

Thiệu Phú là xã có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, bên cạnh cây lúa thì chăn nuôi cũng là một thế mạnh và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân trong xã. Nhưng tình trạng chất thải chăn nuôi chưa được xử lý trước khi xả ra môi trường còn khá phổ biến, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều này đã làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Giữa năm 2014, xã Thiệu Phú được chọn điểm tham gia dự án chăn nuôi trên ĐLSH của hội nông dân huyện, với 30 hộ tham gia, trong đó 20 hộ nuôi lợn, 10 hộ nuôi gia cầm. Gia đình anh Trần Thế Anh, ở thôn Đỉnh Tân 7, là một trong số hộ được lựa chọn tham gia mô hình, chia sẻ: Trước đây khi chưa áp dụng mô hình ĐLSH, hằng ngày gia đình phải quét dọn phân gà, thường xuyên thay chất độn nhưng mùi hôi, ruồi muỗi vẫn không được cải thiện. Do đó, việc chăn nuôi của gia đình gặp nhiều khó khăn, chất thải chăn nuôi không được xử lý tốt, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng sức khỏe con người. Từ khi áp dụng mô hình chăn nuôi sử dụng ĐLSH, môi trường chăn nuôi được cải thiện đáng kể, phân gà được phân hủy tại chuồng, giảm mùi hôi, ít ruồi muỗi, không gây ô nhiễm môi trường; vấn đề bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp cũng giảm đáng kể. Còn gia đình anh Nguyễn Văn Đức, ở thôn Đỉnh Tân 8 chăn nuôi lợn đã được gần 10 năm, khu chăn nuôi được xây dựng liền kề ngay nhà do diện tích đất của gia đình hẹp. Mỗi năm gia đình anh nuôi từ 4 - 5 lứa, mỗi lứa 10 con. Chính vì vậy lượng phân chuồng thải ra nhiều, ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, nhất là những ngày nắng nóng. Khi xã Thiệu Phú triển khai kế hoạch thực hiện mô hình chăn nuôi lợn trên nền ĐLSH, anh Đức đã đăng ký tham gia với diện tích gần 40 m2. Được cán bộ hội nông dân huyện, xã hướng dẫn cụ thể, chi tiết về tỷ lệ, cách thức làm đệm lót, xây dựng chuồng trại, sau hơn 6 tháng thực hiện anh thấy hiệu quả rõ rệt.

Ông Nguyễn Xuân Lai, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa, cho biết: Trước đây, hầu hết chất thải chăn nuôi ở huyện đều xả thẳng ra môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống người dân, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan bệnh dịch cho người và vật nuôi. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, đầu năm 2014, UBND, hội nông dân huyện đã xây dựng kế hoạch, triển khai đến các chi hội, lấy các hộ làm điểm để tuyên truyền về lợi ích, tác dụng, cơ chế hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục đăng ký, tổ chức cho tham quan các mô hình đã làm có hiệu quả để hội viên áp dụng đăng ký tham gia. Cùng cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp xuống các hộ hướng dẫn kỹ thuật xây, sửa chuồng trại chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng ĐLSH trong chăn nuôi, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ... Việc áp dụng biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng ĐLSH đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Không chỉ giúp người chăn nuôi giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, mà còn giúp tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mô hình chăn nuôi trên nền ĐLSH rất cần được nhân rộng ra nhiều địa phương, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn...

Thời gian tới, các cấp hội nông dân huyện Thiệu Hóa tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ để nhân rộng mô hình cho đông đảo hội viên nông dân trong huyện áp dụng thực hiện, nhằm góp phần bảo vệ tốt môi trường sinh thái cũng như sức khỏe cho người dân ở địa phương.

Quốc Hương

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang