• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả mô hình nuôi bò ở xã Mỹ Khánh (An Giang)

Nguồn tin: Báo An Giang, 01/12/2015
Ngày cập nhật: 3/12/2015

Chăn nuôi bò không còn mới ở nhiều địa phương, nhưng đối với xã Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đang là mô hình được người dân lựa chọn để cải thiện kinh tế bên cạnh sản xuất lúa, màu ở địa phương. Không chỉ được địa phương quan tâm hỗ trợ vốn vay lãi suất thấp từ nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân, bà con nơi đây còn được hỗ trợ kỹ thuật từ các lớp dạy nghề chăn nuôi gia súc nên mọi người yên tâm phát triển kinh tế.

Bắt đầu với mô hình nuôi bò từ rất lâu, nhưng nhiều nông dân ở Mỹ Khánh chỉ nuôi bò ta để tận dụng lấy sức kéo kiếm thêm thu nhập. Nhờ được hỗ trợ vốn, hơn một năm nay, ông Đinh Văn Mỳ (ấp Bình Hòa 1) đã chuyển qua mô hình nuôi bò vỗ béo. Hiện, ông Mỳ là Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi bò vỗ béo ấp Bình Hòa 1, với 15 thành viên. Không như nhiều bà con, nuôi bò từ một hoặc hơn một năm mới xuất bán thịt, ông Mỳ chỉ nuôi vài tháng, rồi bán giống cho bà con nuôi tiếp. “Tuy mỗi lần bán lời không nhiều, nhưng nuôi khoảng 2 tháng, khi bán ra, tôi có thể lời từ 2,3 triệu đồng/cặp, bò giống tốt thì tiền lời cao hơn”- ông Mỳ giải thích. Thay vì nuôi cả năm tốn nhiều thời gian, mà khó tránh khỏi việc sơ suất trong chăn nuôi thì nuôi bò bán giống, ông Mỳ có thể xuất bán từ 4 - 5 đợt, tuy hơi cực công nhưng nhờ thời gian nuôi ngắn mà tiền lời cao.

Được hỗ trợ vốn và hướng dẫn kỹ thuật, anh Nghĩa đã chuyển qua mô hình nuôi bò sinh sản

Bò giống mua về còn rất nhỏ nên phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Ngoài việc cho bò ăn cỏ, có thể cho uống thêm nước cám, còn bò quá nhỏ thì nấu thêm cháo loãng cho ăn. Như vậy, bò sẽ rất nhanh lại sức và mạnh khỏe. “Ngoài việc canh tác lúa, thời gian còn lại tôi chăm sóc bò. Chăm bò con hơi cực nhưng cho lợi nhuận nhanh chóng, cải thiện được cuộc sống”- ông Mỳ chia sẻ. Do có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi bò, kèm thêm các lớp dạy nghề, hỗ trợ kỹ thuật nên ông Mỳ áp dụng hiệu quả trên đàn bò của mình. “Khi thời tiết thay đổi, sờ tai bò thấy lạnh, thân nhiệt khác thì nên mua thuốc cho bò uống để phòng bệnh trước. Buổi sáng nên dắt bò ra chỗ nắng mát đến khoảng 10 giờ thì dẫn lại vào chuồng cho bò ăn… Chỉ cần những biện pháp đơn giản như thế, bò rất khỏe”- ông Mỳ chia sẻ kinh nghiệm. Xung quanh nhà, ông Mỳ còn trồng thêm cỏ voi để đủ cho bò ăn. Ông Mỳ cho rằng, trong chăn nuôi bò thì khâu chọn giống rất quan trọng, nên chọn giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên là giống bò lai tây, lớn con thì khi bán sẽ được giá. Chưa hết, chọn con bò da mỏng, lông mịn… bò sẽ nhanh phát triển.

Nuôi bò lấy thịt từ hơn chục năm, anh Đào Hữu Nghĩa (ấp Bình Khánh) nay đã chuyển sang nuôi bò sinh sản. “Trước đây, tôi nuôi bò thịt nhưng lợi nhuận không nhiều vì không nắm nguồn gốc của bò giống. Thấy vậy, tôi chuyển qua nuôi bò sinh sản, bò cái đã sinh được 1 con bò cái nữa, nhìn thấy ham lắm”- anh Nghĩa hào hứng chia sẻ. Anh Nghĩa được hỗ trợ vay 30 triệu đồng để mua một con bò cái sinh sản một năm tuổi về nuôi khoảng 2 - 3 tháng là có thể gieo tinh cho bò sinh sản. Anh Nghĩa cho biết, sau hơn 9 tháng nuôi, bò sẽ cho sinh sản, trong khoảng thời gian này, bò cũng rất dễ chăm sóc, ngoài cỏ có thể cho bò ăn thêm cây chuối, rơm ủ… Khi bò con sinh ra, có thể nấu cháo loãng, pha muối cho bò cái ăn để có nhiều sữa… “Sau khi sinh, nếu biết cách vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc tốt thì chỉ từ 1 - 3 tháng lại có thể tiếp tục cho gieo tinh đợt tiếp theo cho bò”- anh Nghĩa giải thích.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Khánh Dương Quốc Việt cho biết, xã có 2 tổ hợp tác chăn nuôi bò vỗ béo ở ấp Bình Hòa 1, Bình Hòa 2. Cả 2 tổ này đều được hỗ trợ vốn vay từ 29 đến 30 triệu đồng/hộ để chăn nuôi bò từ nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Trước khi bắt đầu nuôi, các hội viên đều tham gia các lớp dạy về kỹ thuật chăn nuôi gia súc. Nhờ vậy, đàn bò của xã phát triển nhanh, giúp nông dân cải thiện cuộc sống.

ÁNH NGUYÊN

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang