• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi ong "chống" phá rừng

Nguồn tin: Báo Quảng Bình, 29/10/2015
Ngày cập nhật: 2/11/2015

Nghề nuôi ong lấy mật vốn có từ lâu ở Quảng Bình, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, một số khác cũng giàu lên nhờ nuôi ong. Ở các xã thuộc vùng đệm VQG Phong Nha-Kẻ Bàng như Xuân Trạch (Bố Trạch); Dân Hóa, Thượng Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa (Minh Hóa) nhờ sự hỗ trợ của dự án GIZ (thuộc Dự án khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng) cũng đã tiếp cận được với mô hình nuôi ong lấy mật. Nhờ đó, người dân dần có nguồn thu nhập ổn định, hạn chế việc vào rừng khai thác lâm, thổ sản.

Đến xã Thượng Hóa vào đúng mùa hoa rừng nở rộ, chúng tôi tìm gặp ông Đinh Xuân Đến (ở thôn Quyền), một trong những hộ dân được dự án GIZ hỗ trợ mô hình nuôi ong lấy mật. Được hỏi thăm về mô hình nuôi ong của gia đình, ông Đến phấn khởi chia sẻ: “Hồi đầu tháng 4 năm 2015, tôi được xã mời tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ong lấy mật do dự án GIZ tổ chức.

Sau đó, dự án hỗ trợ cho gia đình tôi 3 đàn ong và các dụng cụ để nuôi. Rất vui là từ đó đến nay đàn ong phát triển tốt, tăng thêm 2 đàn, tôi đã thu hoạch được 15kg mật, bán giá 200.000 đồng/kg (1kg tương đương 1 chai 700ml)”.

Được biết, lâu nay bà con xã Thượng Hóa, Trung Hóa, Xuân Trạch... vốn quen với việc trồng rừng và khai thác lâm thổ sản để sống. Việc sống dựa vào rừng, trồng rừng kinh tế nhiều lúc cũng gây “xung đột” với những diện tích rừng tự nhiên. Bên cạnh đó, bà con có nhu cầu sửa nhà, đóng chuồng lợn, chuồng bò... cũng phải lên rừng kiếm gỗ, chặt cây. Nhưng từ khi có nghề nuôi ong, các hộ gia đình ở đây bắt đầu ít phụ thuộc vào rừng hơn, họ chú tâm phát triển đàn ong, quay lấy mật đều đặn bán cho thương lái.

Ông Đinh Xuân Đến (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa) đang kiểm tra đàn ong.

Ông Cao Xuân Quảng, một hộ nuôi ong ở thôn 2 Tiền Phong, xã Trung Hóa cho biết: “Nếu tính lợi nhuận kinh tế từ khai thác lâm, thổ sản so với nghề nuôi ong có khi không bằng, mà lại vất vả và nguy hiểm hơn nhiều. Trong khi nếu chịu khó chăm chút, thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật thì nghề nuôi ong sẽ cho thu nhập khá cao.

Như gia đình tôi hiện có 27 đàn ong (trong đó có 3 đàn của dự án GIZ hỗ trợ, phát triển thêm được 6 đàn), mỗi năm lấy được trung bình khoảng 3 tạ mật, thu về trên 50 triệu đồng, có thể ổn định sản xuất, không sống phụ thuộc vào rừng nữa”.

Từ tháng 4-2015 đến nay, mô hình nuôi ong lấy mật do dự án GIZ hỗ trợ đã phát triển lên 139 đàn, tăng 13 đàn; tổng lượng mật thu được 326kg, bình quân 7,7kg/hộ. Đây là nghề mới, tuy bà con vừa làm vừa học tập kinh nghiệm nhưng đã cho thu nhập khá ổn định. Nhờ thế, tình trạng vào rừng khai thác lâm, thổ sản của người dân dần hạn chế, tạo sự thuận lợi trong việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng đệm VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

Nhằm hỗ trợ cho bà con phát triển đàn ong bền vững, dự án GIZ đã phối hợp với đội ngũ chuyên gia tư vấn Công ty TNHH Sinh Thái Miền Tây Quảng Bình và đội ngũ kỹ thuật viên thôn bản tâm huyết, có ý thức, nắm chắc kỹ thuật để sẵn sàng thường xuyên hỗ trợ, tư vấn cho các hộ gia đình nuôi ong và những ai có mong muốn phát triển mô hình này.

Bên cạnh đó, để bảo đảm khâu bao tiêu sản phẩm, dự án GIZ cũng đã liên kết với Công ty TNHH Sinh Thái Miền Tây Quảng Bình ký các cam kết về thu mua sản phẩm mật ong cho các hộ gia đình nuôi ong trong phạm vi thực hiện của dự án.

Trong thời gian tới, dự án sẽ đề xuất đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ quá trình nuôi, khai thác và bảo quản mật ong chất lượng cao như: máy làm tầng chân, máy đóng nút chai, máy kiểm tra thủy phần, thống nhất mẫu mã sản phẩm; tiến hành xây dựng nhãn hiệu tập thể cho mật ong 5 xã vùng đệm (Xuân Trạch, Dân Hóa, Thượng Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa) “Mật ong Phong Nha”, ký kết hợp đồng sản xuất mật ong sạch, mật ong chất lượng cao với các doanh nghiệp, đầu mối thu mua sản phẩm...

Lê Mai

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang