• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thoát nghèo từ nuôi dê

Nguồn tin: Báo Tuyên Quang, 02/10/2015
Ngày cập nhật: 6/10/2015

Vài năm gần đây, nhiều nơi ở huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã phát triển mạnh chăn nuôi dê. Tại nhiều địa phương, nuôi dê tuy không giúp hộ nghèo làm giàu nhanh chóng nhưng đã khẳng định đây là hướng đi đúng trong chăn nuôi vì đã tận dụng được thế mạnh giúp nhiều hộ dân thoát nghèo hiệu quả.

Hiện nay, tổng đàn dê của toàn huyện đã lên tới trên 11 nghìn con, tăng gần gấp đôi so với khoảng 2 năm về trước. Địa hình nhiều đồi núi, khe lạch cộng với nghề trồng rừng, là điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi dê phát triển. Nuôi dê cũng mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét, nhất là đối với hộ nghèo vì vốn đầu tư ban đầu không lớn, không mất nhiều công chăm sóc, thức ăn cho dê ở nhiều nơi dễ tìm kiếm, thời gian dê sinh sản và được bán ngắn hơn các lại vật nuôi khác.

Gia đình chị Triệu Thị Hợi, dân tộc Dao, thôn Khuôn Tâm, xã Lương Thiện thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng/năm từ nuôi dê.

Theo anh Vương Ngọc Vản, Phó Chủ tịch UBND xã Lương Thiện, đàn dê của toàn xã hiện có gần 700 con. Nghề nuôi dê đã mang lại thu nhập chủ yếu cho hầu hết hộ nghèo ở đây. Ước tính, một hộ nghèo chỉ cần bỏ ra chục triệu là có được 5 con dê cái sinh sản. Một con dê cái sinh sản một năm được 2 lứa. Dê sinh trưởng và phát triển nhanh, trong vòng 5 đến 7 tháng là được xuất bán. Như vậy, nếu bỏ ra 10 triệu tiền gốc ban đầu thì một năm bình quân, hộ nghèo có thu nhập từ nuôi dê là 20 đến 30 triệu đồng/năm, hầu hết dê được thương lái tìm đến tận nhà thu mua. Ban đầu dê chỉ được nuôi quy mô nhỏ lẻ ở một số thôn như Khuôn Mản, Khuôn Tâm, Đồng Tậu thì nay đã mở rộng sang nhiều thôn khác. Ở đây, dê được người chăn theo hình thức nuôi nhốt kết hợp với chăn thả.

Thôn Khuôn Tâm có 46 hộ dân và hầu như nhà nào cũng nuôi dê. Chuồng nuôi dê được người dân đầu tư khá ngăn nắp, sạch sẽ. Trong xã có 17 hộ nghèo tham gia tổ hợp tác nuôi dê được Dự án Tam nông hỗ trợ tiền để mua con giống, xây chuồng trại và hướng dẫn kỹ thuật nuôi dê. Anh Triệu Văn Thái, dân tộc Dao bắt đầu nuôi dê từ 3 năm trở lại đây. Trước đây, gia đình anh chỉ biết trồng cây lúa, trồng rừng và trồng một số cây màu ngắn ngày song rừng thì chưa được thu, cây màu không cho hiệu quả cao nên thu nhập của gia đình anh chẳng đáng là bao. Về sau này khi nghe nói xã triển khai tập huấn, hướng dẫn một số hộ chăn nuôi dê, anh và bà con trong thôn cũng áp dụng, đầu tư vốn nuôi thử. Bây giờ, đàn dê của gia đình anh đã lên tới 40 con. Tính bình quân, mỗi năm, gia đình anh Thái có thêm khoảng 20 dê con và xuất bán khoảng 2 tạ dê thịt.

Ở xã Đông Thọ, tổng đàn dê chỉ đứng sau tổng đàn lợn. Hiện nay, đàn dê của cả xã đã lên tới hàng nghìn con. Nhận thấy người dân có xu hướng chuyển sang nuôi dê nhiều hơn trong những năm gần đây, chính quyền xã cũng đã tạo mọi điều kiện để người dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay để phát triển đàn dê. Nuôi dê phát triển mạnh ở các thôn như Làng Hào, Làng Mông, Y Nhân, Hữu Lộc. Ông Lưu Xuân Thìn, trưởng thôn Y Nhân chia sẻ, thôn có 270 hộ dân, đất canh tác ở đây chủ yếu là đồi núi nên người dân đã tận dụng thế mạnh này để nuôi dê. Đàn dê của thôn giờ đã có trên 500 con. Năm 2014, thôn có 30 hộ thoát nghèo, trong đó chủ yếu là hộ nuôi dê. Đến nhà anh Trần Văn Dao, dân tộc Cao Lan khi trời đã ngả bóng cũng là lúc anh Dao vừa thả dê trên rừng về. Cũng bắt đầu từ những đồng vốn ít ỏi ban đầu đầu tư vào nghề nuôi dê đến nay, gia đình anh Dao đã có nguồn vốn hàng trăm triệu đồng. Từ ngôi nhà tạm nay gia đình anh đã xây được nhà hai tầng khang trang nhất, nhì trong thôn. Anh bảo: “Khi chưa có dê, nhà mình nghèo, tiền mặt trong nhà chẳng có đến tiền triệu. Vậy mà từ khi nuôi dê đã có tiền triệu trong nhà và thoát được nghèo”.

Sơn Dương đã có nhiều xã, đàn dê lên tới hàng nghìn con như Đại Phú, Phú Lương, Đông Lợi, Đông Thọ... Nuôi dê không những tận dụng được thế mạnh của địa hình mà còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho hộ nghèo ở những xã còn khó khăn. Do đó trong khuyến khích chăn nuôi, chính quyền địa phương cần có cơ chế hỗ trợ, giúp hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay để mở rộng quy mô, đầu tư trong chăn nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho hộ nghèo.

Cúc Phương

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang