• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người dân miền núi Nghệ An gặp khó khăn do gừng ế ẩm

Nguồn tin: Nhân Dân, 09/03/2025
Ngày cập nhật: 13/3/2025

Gừng là một trong những cây trồng chủ lực ở các xã rẻo cao của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đóng vai trò quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Cao điểm thu hoạch gừng thường diễn ra vào dịp cuối năm. Thế nhưng, tại thời điểm này, các rẫy gừng vẫn đang im lìm, nông dân thấp thỏm, ngóng chờ giá lên.

Sản phẩm gừng Kỳ Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn có 2 loại, gồm gừng dé và gừng sừng trâu.

Những năm trước, gia đình bà Và Y Va (xã Na Ngoi) trồng từ 5-7 sào gừng, nhưng năm nay chỉ trồng 2 sào, diện tích giảm rất nhiều so với năm ngoái. Những ngày này, rẫy gừng đã xuống hết lá, song gia đình và vẫn chưa thu hoạch.

Tương tự, rẫy gừng của gia đình ông Xồng Nỏ Và cũng vắng lặng. Ông Nỏ cho biết, nhà ông trồng 5 sào, nhưng chưa thu hoạch bụi nào vì không có người mua. Cứ để dưới đất thì rất dễ úng thối, hư hỏng, giảm chất lượng; còn đào để đi bán lẻ thì không thể vì lượng gừng của gia đình rất lớn.

Xã Na Ngoi được xem là vựa gừng lớn nhất của huyện Kỳ Sơn. Mỗi năm, người dân trồng từ 200-250ha. Tuy vậy, vài năm gần đây, do giá cả bấp bênh nên diện tích trồng giảm đáng kể.

Bà Và Y Kia, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Na Ngoi cho hay, năm ngoái, gừng dao động từ 28-33 nghìn đồng/kg. Năm nay, giá chỉ loanh quanh ở mức 10 nghìn đồng/kg. Giá xuống thấp nên bà con vẫn chờ tăng thêm, chứ không đào bán.

Bí thư Đảng ủy xã Na Ngoi Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Khí hậu và thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp để cây gừng phát triển, nhưng đáng tiếc giá cả lại bấp bênh. Trên địa bàn xã đang có khoảng 167ha gừng. Hiện chỉ có một vài tiểu thương thu mua lác đác với giá thấp. Nếu giá lên mức 15 nghìn đồng/kg thì người dân mới thu hoạch để bán.

Rất mong trong thời gian tới, sẽ có các hợp tác xã làm trung gian, kết nối giữa người dân và doanh nghiệp để ổn định đầu ra cho sản phẩm”.

Hiện chỉ có một vài tiểu thương thu mua lác đác với giá thấp. Nếu giá lên mức 15 nghìn đồng/kg thì người dân mới thu hoạch để bán.

Bí thư Đảng ủy xã Na Ngoi Nguyễn Anh Tuấn

Ngoài Na Ngoi, một số xã khác của huyện Kỳ Sơn cũng có diện tích gừng khá lớn như: Tây Sơn khoảng 30ha, Nậm Cắn hơn 30ha, Đoọc Mạy hơn 25ha…

Ở xã Đoọc Mạy, vùng trồng gừng tập trung ở các bản Huồi Viêng, Noọng Hán. Ông Lầu Bá Tu (bản Huồi Viêng) cho hay, năm nay cây gừng phát triển tốt, cho năng suất khá cao, song lại rớt giá và rất ít người đến thu mua.

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và môi trường huyện Kỳ Sơn, những năm trước, gừng của người dân chủ yếu bán cho Hợp tác xã nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn. Tuy nhiên, hợp tác xã này đang tạm dừng hoạt động vì lý do nhân sự.

Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và môi trường huyện Kỳ Sơn chia sẻ: Trước tình trạng tồn đọng gừng, phòng cũng như lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện cũng đã chủ động liên hệ, kết nối doanh nghiệp thu mua gừng cho bà con, song vẫn “gặp khó”. Các công ty thường đã ký kết thu mua gừng qua đầu mối là hợp tác xã có uy tín, bảo đảm các yêu cầu về chất lượng, nguồn gốc và thậm chí là sơ chế trước.

TRẦN TRUNG HIẾU

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang