• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vùng ÐBSCL mặn có thể xâm nhập sâu 50-65km trong tháng 2, tháng 3

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 08/02/2022
Ngày cập nhật: 10/2/2022

Các hồ chứa thuộc Trung Quốc tiếp tục xả nước hạn chế, dòng chảy về châu thổ sông Mekong có xu thế giảm và mưa không đáng kể là nguyên nhân có thể làm mặn xâm nhập sâu thêm ở vùng ÐBSCL trong thời gian tới.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, lưu vực sông Mekong đã bước vào thời kỳ cao điểm của mùa kiệt năm 2021-2022. Dòng chảy thượng nguồn sông Mekong và ở đầu nguồn ÐBSCL có xu thế giảm.

Trong tuần qua, tại trạm Kratie (Campuchia), mực nước ổn định ở mức 7,2-7,4m, cao hơn mực nước trung bình nhiều năm (TBNN), mùa khô 2015-2016, 2019-2020 và 2020-2021 lần lượt là 0,52m, 0,56m, 0,82m và 0,2m, nhưng thấp hơn mùa khô năm 2017-2018 là 0,7m với cùng thời điểm. Tại Biển Hồ, dung tích hiện còn lại khoảng 5,18 tỉ mét khối, cao hơn 0,90; 2,64; 2,52 tỉ mét khối lần lượt so với các mùa khô năm 2020-2021, 2019-2020, 2015-2016, nhưng thấp hơn 1,29 và 1,83 tỉ mét khối so với TBNN và mùa khô 2017-2018 cùng thời điểm. Tại Tân Châu và Châu Ðốc, mực nước ở mức từ

1,56-1,7m.

Vùng thượng ÐBSCL, bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Ðồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP Cần Thơ có thuận lợi hơn về nguồn nước so với các vùng khác trong vùng đồng bằng. Dự báo trong tháng 2, mực nước bình quân có khả năng thấp hơn so với TBNN từ 20-30cm. Vùng giữa ÐBSCL (gồm TP Cần Thơ, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Ðồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre); và các vùng cặp sông Tiền, sông Hậu có thể bị ảnh hưởng bởi triều cường đến tháng 2. Tháng 2, tháng 3, mặn với nồng độ 4g/l có thể xâm nhập sâu 50-65km làm ảnh hưởng đến việc lấy nước của các cống lấy nước.

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam khuyến cáo các địa phương cần có kế hoạch chủ động sản xuất, bố trí mùa vụ, vận hành hệ thống công trình hợp lý, chuẩn bị các giải pháp ứng phó. Ðồng thời tăng cường công tác giám sát mặn, cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với các diễn biến nguồn nước.

HẠNH LÊ

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang