• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi động vật rừng không khó nhưng hiệu quả kinh tế cao

Nguồn tin: Cổng TTĐT SNNPTNT Hậu Giang, 22/8/2022
Ngày cập nhật: 22/9/2022

Huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) có diện tích nông nghiệp khá lớn, hệ thống kênh mương chằng chịt, nguồn lợi thủy sản là khá đa dạng, giá cả rẻ nên người dân đã tận dụng để làm thức ăn cho chăn nuôi, trong đó xuất hiện nghề nuôi động vật rừng, đặc biệt trong 2 - 3 năm gần đây đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi động vật rừng mang lại hiệu quả kinh tế khá. Các loài được gây nuôi nhiều gồm: Cầy vòi hương, Rắn bồng voi (Rắn ri voi), Heo rừng lai,... Đến nay, huyện Phụng Hiệp có 115 cơ sở/6.371 cá thể động vật rừng, tùy vào từng loài nuôi mà hiệu quả kinh tế mang lại từ thấp đến cao. Mô hình gây nuôi động vật rừng với vốn đầu tư thấp, diện tích đất nhỏ, tận dụng thời gian nhàn rỗi nhưng vẫn cho lợi nhuận khá hấp dẫn, mỗi mô hình có thể cho lợi nhuận từ vài chục thậm chí vài trăm triệu đồng/năm.

Trong 115 cơ sở nuôi động vật rừng hiện nay, trong đó khoảng 100 cơ sở gây nuôi các loài Cầy vòi hương, Heo rừng lai, Rắn bồng voi… mang lại thu nhập từ 30 - 300 triệu đồng/năm tùy theo số lượng cá thể ở từng cơ sở, còn lại 15 cơ sở gây nuôi một số loài như Trăn đất, Nhím, Rắn ri cá,… do đầu ra không ổn định, giá cả phụ thuộc vào thị trường nên có thu nhập dưới 30 triệu đồng/năm.

Qua theo dõi các cơ sở nuôi động vật rừng nói trên, hiện nay có hai mô hình điển hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như:

1. Mô hình “Nuôi Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus)” của ông Lê Quốc Dũng, ấp Long Phụng A, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp. Theo ông Dũng cung cấp thông tin: Nhu cầu về Cầy bán giống và bán thương phẩm hiện nay là khá lớn, những năm gần đây đều cung ứng ra thị trường không đủ, hiện nay giá Cầy thương phẩm dao động từ 1,7 - 2 triệu đồng/kg tùy trọng lượng và giá Cầy giống là từ 8 -10 triệu đồng/cặp tùy theo tháng tuổi, với số lượng 20 cá thể bố mẹ (4 cá thể đực, 16 cá thể cái), mỗi cá thể mẹ có thể sinh sản 02 lần/năm, mỗi lần sinh từ 2 - 4 cá thể, như vậy hàng năm ông Dũng có thể đạt doanh thu từ 200 - 300 triệu đồng, trừ đi chi phí thức ăn, thuốc thú y mang về lợi nhuận cho gia đình ông từ 120 - 200 triệu đồng/năm.

2. Mô hình Nuôi Rắn bồng voi (Enhydrisbocourti) của ông Trương Thành Ngôn, ấp Mỹ Qưới, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp đã thành công với mô hình nuôi Rắn ri voi trong lồng kiếng để trên sân thượng (do nhà ông ở chợ Cây Dương). Theo ông Ngôn, do hiện nay Rắn ri voi ở ngoài tự nhiên còn rất ít đã thôi thúc ông tìm hiểu trên mạng, từ bạn bè, đặc biệt là tham vấn ý kiến của viên chức phụ trách Kiểm lâm địa bàn ở thị trấn, từ đó ông Ngôn mạnh dạn đầu tư nuôi từ năm 2018 đến nay, mỗi năm ông xuất bán ra thị trường hơn từ 1.000 - 1.500 con rắn giống với giá bán từ 70.000 - 120.000 đồng/con tùy vào

tháng tuổi và xuất bán rắn thịt trung bình khoảng 200 kg rắn thương phẩm, giá bán dao động từ 350 - 550 nghìn đồng/kg, như vậy mỗi năm ông Ngôn có doanh thu từ 200 - 300 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư mang về lợi nhuận cho gia đình trên 150 triệu đồng/năm.

Ngoài ra còn nhiều mô hình khác cũng đạt lợi nhuận khá cao, về gốc độ quản lý nhà nước, thời gian qua Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân về thủ tục xuất bán. Tuy nhiên các cơ sở gây nuôi phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về Lâm nghiệp, các cá thể động vật rừng phải có nguồn gốc hợp pháp, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực chuồng nuôi, ghi chép sổ theo dõi, lập bảng kê lâm sản khi xuất bán.

Đây là hướng đi mới vừa giúp người dân cải thiện sinh kế, có thể làm giàu với vốn đầu tư không lớn, vừa góp phần bảo tồn nguồn gen sống, nhất là một số loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như Cầy vòi hương, Trăn đất. Nhìn chung các loài động vật rừng được gây nuôi trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đều nằm trong danh sách những loài động vật rừng được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hậu Giang khuyến khích gây nuôi với quy mô khá lớn. Bên cạnh đó, trong năm 2022, Chi cục Kiểm lâm đã triển khai thực hiện thí điểm 02 điểm mua bán động vật rừng có nguồn gốc từ gây nuôi hợp pháp theo chủ trương của UBND tỉnh, 02 điểm mua bán được thực hiện ở thành phố Vị Thanh và và thành phố Ngã Bảy đã tạo điều kiện cho các cơ sở gây nuôi động vật rừng có đầu ra ổn định và là địa điểm tin cậy để các nhà hàng, quán ăn mua động vật rừng về chế biến phục vụ thực khách trong và ngoài tỉnh./.

Lê Trung Chánh - Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang